Em bé "Xương hạc" 2 tuổi bị mù chống nạng tập đi

( PHUNUTODAY ) - Trong cuộc chiến giành giật ánh sáng cho con trai, cha mẹ bé Oscar mới biết được rằng con trai của họ bị mù do bởi một chứng bệnh gọi là “Hội chứng thong manh bẩm sinh Lebers”, đây là một chứng bệnh hiếm gặp.

Con người sinh ra ai lại không muốn lành lặn và mạnh khoẻ, thế nhưng cũng có những em bé mà Tạo Hoá trớ trêu đã trót tay bỡn cợt khiến cho các em khiếm khuyết nhiều  về sức khoẻ của bản thân mình. Em bé mù Oscar O'Sullivan-Hughes đã không chịu đầu hàng số phận, dù cho cơ thể ốm yếu mỏng manh như “xương hạc”, em vẫn dựa vào 2 cây nạng gỗ chăm chỉ tập đi. Sự nỗ lực kiên cường của bé ngay từ tuổi lên 2 đã khiến nhiều người không cầm được nước mắt vì nể phục.
[links()]
Sinh ra đã mù  

Cứ mỗi lần đi ngang qua ngôi nhà nhỏ của bé Oscar O'Sullivan-Hughes nhiều người hàng xóm lại lẩm bẩm không biết thằng bé còi xương đó di chuyển ra sao với thân hình mỏng manh như cây mía.

Quả vậy, dù đứng xa hay đứng gần thì bé Oscar vẫn không khác hình con “hạc giấy” là mấy bởi không ai có thể tin được là thân hình gầy còm của bé có thể trụ vững trên mỗi bước chân.

Không chỉ gầy còm, yếu ớt mà bé Oscar còn bị mắc cả chứng bệnh khiếm thị ngay từ tuổi em mới lên 2, do đó chặng đường đời về sau của bé hẳn là sẽ chịu đựng không ít chông gai, thử thách.

Đêm qua, cha mẹ của bé Oscar O'Sullivan-Hughes là Kait Hughes và Anthony O'Sullivan đã nói về nỗi đau lòng của họ đối với cậu con trai thông minh bé nhỏ, nhưng dù đau khổ trong tâm, hai con người làm cha làm mẹ vẫn không ngớt niềm tự hào về sự dũng cảm phi thường của bé Oscar.

Bé Oscar O'Sullivan-Hughes bên mẹ
Bé Oscar O'Sullivan-Hughes bên mẹ

Ngay từ lúc lọt lòng mẹ, khi chưa kịp tận hưởng niềm hạnh phúc sinh con thì bác sĩ đã đến bên giường bệnh thông báo bé Oscar đã mắc phải chứng mù do bị một chứng bệnh hiếm về khiếm khuyết di truyền.

Lúc đó, người mẹ từ hạnh phúc chuyển sang lo âu, trên giường sinh nở, chị dường như không tin nổi điều mình vừa mới nghe từ chính miệng bác sĩ. Cái cảm giác tội lỗi khi trót sinh ra một hình hài tật nguyền đang giằng xé trong người phụ nữ yếu ớt.

Nhưng dù với những nỗi đau dằn vặt thì người mẹ vẫn tự tin một điều rằng bà sẽ không khoanh tay, cam chịu cho kiếp sống của con trai bé bỏng. Còn nước còn tát !.

Từ khi sinh ra đến khi lớn lên, bé Oscar luôn nhận được những tình cảm thân thương trìu mến từ phía cha mẹ. Cả hai ông bà Kait Hughes và Anthony O'Sullivan đều muốn dồn hết những tình cảm tinh thần và cả vật chất để bảo bọc, chăm sóc cho cậu con trai khiếm khuyết về hình thể.

Chị Kait, 30 tuổi, mẹ của bé Oscar nói về con trai bằng giọng động viên, chia sẻ vốn xuất phát từ lòng nhân hậu của người mẹ: “Thằng bé tuy khiếm thị nhưng không chịu ngồi yên mà trái lại nó rất hiếu động. Có lần nó lò dò tập đi và bị té chỏng gọng.

Dù té đau, tay chân trầy xước nhưng nó cắn răng không khóc lóc như những đứa trẻ thông thường. Vợ chồng tôi thương con quá, ngay cả đến cha nó, người đàn ông vốn không mấy khi mủi lòng khóc, cũng đã phải ứa nước mắt mà thương con.

Suy nghĩ giây lát, tụi tôi cho nó cây que và chỉ bảo nó cách thức để tập đi lại. Cứ thế mỗi ngày một chặng đường dù ngắn dù dài đủ để cho con có thể quen với các góc của ngôi nhà để tránh bị va đập”.

Đối mặt với dư luận cay nghiệt   

Nói sao cho hết những ngày tháng vất vả cả hai vợ chồng Kait Hughes và Anthony O'Sullivan tập tành cho cậu con trai đi lại trên cây nạng gỗ. Cây nạng gỗ đó vừa như đôi chân vững chắc vừa như “con mắt” để bé Oscar có thể đi theo đúng hướng mà bé muốn đến.

Bé Oscar đang nỗ lực tập đi
Bé Oscar đang nỗ lực tập đi

Anh Anthony O'Sullivan, cha bé Oscar nói: “Chúng tôi không muốn thằng bé suốt ngày cứ mãi giấu mình trong nhà, mà muốn hướng con tiếp xúc với thế giới bao la bên ngoài. Chúng tôi hay đưa thằng bé đến các cửa hiệu và nó sẽ “sờ” vào các món đồ vật bằng chính khứu giác của mình.

Ông trời đã lỡ lấy đi đôi mắt của nó nhưng bù lại thằng bé có được khứu giác và thính giác tinh nhạy hơn hẳn người bình thường.

Khi ra đến cửa hàng, nó thường khịt mũi để hít lấy mùi hương thơm phức của bánh mì nướng giòn, dùng cây gậy lò mò để tránh bị va đụng, tay tẩn mẩn mở tủ lạnh để lấy món đồ nó muốn và hít hà bởi mùi thơm mát của các loại xà phòng”.

Khi được hỏi rằng liệu thằng bé khiếm thị có làm ảnh hưởng đến những người xung quanh hay không? Cả cha mẹ của bé Oscar đều nhún vai và không giấu được sự bức xúc của họ đối với thái độ người ngoài:

“Đáng lẽ họ phải thương lấy hoàn cảnh thằng bé thì lại tỏ ra mất kiên nhẫn trước những câu hỏi ngây ngô của con trẻ khi nó muốn hỏi tường tận một số vấn đề mà trong thế giới bóng đêm nó không nhìn thấy được.

Khi thằng bé lò dò tập đi, có người còn ác mồm nói rằng coi chừng ngã chỏng gọng gãy xương thì khốn! Họ tuy là người lớn nhưng lại hay tỏ ra sự thiếu nhạy bén và mỗi khi thằng bé ngắc ngứ trước chuyện gì thì thay vì hỏi han, họ lại tắc lưỡi vẻ chán nản.

Chúng tôi nghĩ rằng có lẽ họ không nhận thức rõ ràng được vấn đề, hoặc do bởi họ nhìn thấy sự non trẻ, bé bỏng của thằng bé và không thể tin rằng thằng bé con tôi không lành lặn mà thực chất là trẻ em khiếm thị”.

Vững tin vào ý chí quyết tâm của con   

Sau bao nổ lực tập tành chống nạng đi lại, giờ đây bé Oscar đang giúp gia tăng tầm nhận thức đối với những người khiếm thị khi cậu đang là thành viên của một chiến dịch tiền tiêu của Hiệp hội Người Khiếm Thị Henshaws.

Chị Kait Hughes, mẹ bé Oscar đến từ Wythenshawe, thành phố Manchester (Anh), nói rằng chính việc thiếu thông tin về chứng bệnh mù trẻ em đã khiến gia đình chị hết sức vất vả trong việc đấu tranh để tìm ánh sáng cho con trai bé bỏng của mình.

Trải qua bao nhiêu thử thách, chị Kait mới tự khám phá ra rằng: “Sau khi Oscar lọt lòng mẹ, chúng tôi mới hốt hoảng nhận biết rằng thằng bé không thể nhìn thấy được bất kỳ thứ gì.

Khi những lo lắng của chúng tôi ngày càng lớn dần lên và tránh làm cho thằng bé hốt hoảng về sự thật đó, chúng tôi đã nói khéo với con rằng, con của bố mẹ đã bị mắc bệnh vàng da và tầm nhìn của con có hơi hạn chế đôi chút nhưng không đến nỗi nào.

Trong cuộc chiến giành giật ánh sáng cho con trai bé bỏng, cha mẹ bé Oscar mới biết được rằng con trai của họ bị mù mắt trái do bởi một chứng bệnh gọi là “Hội chứng thong manh bẩm sinh Lebers”, đây là một chứng bệnh hiếm gặp.

Nhưng mặt khác, chị Kait Hughes vẫn rất băn khoăn không biết nơi nào có thể ra tay giúp đỡ cho tình trạng bệnh tật của con trai họ. Trong nỗi đau lòng của người mẹ về cậu con Oscar, chị Kait buồn rầu nhớ lại:

“Khi chúng tôi đến các khu vui chơi trẻ em, những bậc cha mẹ khác đã nhìn Oscar với ánh mắt không mấy thiện cảm, vẻ như xa lánh thằng bé tội nghiệp.

Thậm chí khi thằng bé cầm cây nạng gỗ, bản thân tôi là mẹ nhưng lại không đủ dũng khí để nhìn điều đó, một cảm giác tội lỗi dâng trào trong tôi vì nếu như thế tôi đã nói dối con là nó đã bị mù.

Mọi đau khổ mà chúng tôi luôn dằn vặt đã đến hồi phân giải khi chúng tôi tiếp cận dịch vụ của Hiệp hội Người Khiếm Thị Henshaws và đưa bé Oscar đến Bệnh viện Mắt Hoàng Gia Manchester, khi đó chúng tôi mới nhận thức rằng chúng tôi đã hiểu thấu về căn bệnh của con, những nỗ lực mà nó muốn vươn tới cũng như nó nghĩ rằng mình hoàn toàn có khả năng để chiến thắng mọi bệnh tật”.  

Trước sự khẩn khoản vật nài của gia đình chị Kait Hughes, Hiệp hội Người Khiếm Thị Henshaws đã cho cha mẹ bé Oscar có cơ hội để tiếp cận với một cặp vợ chồng cũng có con trai chịu đựng bệnh tật như trường hợp của bé Oscar.

Chị Kait Hughes nói: “Họ cam đoan với vợ chồng chúng tôi rằng tình trạng của con ông bà là hoàn toàn bình thường, nó có thể chống nạng đi lại một cách tự nhiên như người bình thường. Chúng tôi tin chắc rằng bé Oscar đủ sức khoẻ để làm điều đó”.

Bà Fiona Berry từ Hiệp hội Người Khiếm Thị Henshaws, cho biết: “Bé Oscar là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất trên thế giới có thể tự đi lại bằng nạng gỗ”.

Tấm gương dũng cảm của bé Oscar đã làm rung động trái tim của biết bao người ủng hộ, và họ đã thông qua bé trao tặng số tiền 50.000 bảng Anh gây dựng quỹ hoạt động cho người khiếm thị của tổ chức Henshaws.
 

  • Nguyễn Thanh Hải  (Theo The Sun – ghi chép)
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn