(Phunutoday) - Bộ TT&TT vừa cho biết Văn phòng Chính phủ đã có thông báo gửi Lãnh đạo Bộ nói rõ, Viettel sẽ tiếp nhận toàn bộ EVN Telecom từ ngày 01/01/2012.
Vì vậy, từ nay đến thời điểm đó, Viettel và EVN Telecom cần thống nhất cụ thể các vấn đề liên quan như: phương án tiếp nhận tài sản; tiếp nhận nợ; tiếp nhận và sử dụng người của EVN Telecom; lên phương án trả nợ cho EVN và các đối tác; phương án khai thác hạ tầng của EVN Telecom..
Được biết, vào trung tuần tháng 10/2011, Viettel cũng đã lên tiếng khẳng định việc tiếp nhận EVN Telecom là theo chỉ đạo của Chính phủ, và Tập đoàn này đã thành lập Ban chỉ đạo tiếp nhận chuyển giao EVN Telecom nhằm giám sát việc tiếp nhận toàn bộ tài sản, nguồn lực, đất đai, nhà trạm, đồng thời đánh giá các khoản tiền mà EVN Telecom đang nợ các đối tác khác.
Trước khi EVN Telecom có quyết định chính thức của Chính phủ, Hanoi Telecom cũng đã đệ đơn lên Thủ tướng xin được mua lại phần băng tần 3G, cơ sở hạ tầng mạng 3G và hệ thống cáp quang của EVN Telecom với “nguyên giá trị đầu tư” và cả những cơ sở hạ tầng còn lại nếu Chính phủ có yêu cầu.
Đại diện EVN Telecom cho biết, doanh nghiệp này cũng đã được biết về quyết định của Chính phủ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, lãnh đạo của EVN Telecom còn đang tiếp tục làm việc với Bộ Thông tin – Truyền thông để có được định hướng phát triển tiếp theo. Bởi trong trường hợp EVN Telecom chuyển giao sang Viettel, thì doanh nghiệp này chỉ còn lại một nửa giấy phép sử dụng dải băng tần 3G.
Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên môn, đề xuất của Hanoi Telecom rất khó có khả năng được chấp thuận bởi công ty này chỉ muốn mua lại phần "béo bở" nhất là mạng lưới và băng tần 3G, trong khi điều mà Chính phủ cũng như Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang muốn giải quyết dứt điểm là các khoản nợ, bộ máy nhân sự của EVN Telecom thì không thấy đề cập.
Nếu được tiếp nhận toàn bộ tài sản EVN Telecom đang quản lý, Viettel sẽ có thêm nhiều nguồn lực đáng giá, bao gồm hơn 40.000km cáp quang tại 63 tỉnh thành; 5 cổng kết nối quốc tế tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, Tây Ninh, An Giang và Quảng Trị; băng tần của hai mạng CDMA 450MHz và 3G cùng hệ thống đường trục Bắc - Nam với dung lượng thiết kế lên đến 400Gb/s.
Thế nhưng, các chuyên gia viễn thông cũng không rõ phần tài sản nào thực sự thuộc về EVN Telecom và tài sản nào là do Tập đoàn Điện lực giao EVN Telecom quản lý. Trong trường hợp chỉ nhận được băng tần 3G và băng tần CDMA 450MHz thì sẽ không có nhiều ý nghĩa với Viettel và không làm gia tăng đáng kể sức mạnh của nhà mạng này.
EVN Telecom chính thức về tay Viettel từ ngày 01/1/2012 |
Vì vậy, từ nay đến thời điểm đó, Viettel và EVN Telecom cần thống nhất cụ thể các vấn đề liên quan như: phương án tiếp nhận tài sản; tiếp nhận nợ; tiếp nhận và sử dụng người của EVN Telecom; lên phương án trả nợ cho EVN và các đối tác; phương án khai thác hạ tầng của EVN Telecom..
Được biết, vào trung tuần tháng 10/2011, Viettel cũng đã lên tiếng khẳng định việc tiếp nhận EVN Telecom là theo chỉ đạo của Chính phủ, và Tập đoàn này đã thành lập Ban chỉ đạo tiếp nhận chuyển giao EVN Telecom nhằm giám sát việc tiếp nhận toàn bộ tài sản, nguồn lực, đất đai, nhà trạm, đồng thời đánh giá các khoản tiền mà EVN Telecom đang nợ các đối tác khác.
Trước khi EVN Telecom có quyết định chính thức của Chính phủ, Hanoi Telecom cũng đã đệ đơn lên Thủ tướng xin được mua lại phần băng tần 3G, cơ sở hạ tầng mạng 3G và hệ thống cáp quang của EVN Telecom với “nguyên giá trị đầu tư” và cả những cơ sở hạ tầng còn lại nếu Chính phủ có yêu cầu.
Đại diện EVN Telecom cho biết, doanh nghiệp này cũng đã được biết về quyết định của Chính phủ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, lãnh đạo của EVN Telecom còn đang tiếp tục làm việc với Bộ Thông tin – Truyền thông để có được định hướng phát triển tiếp theo. Bởi trong trường hợp EVN Telecom chuyển giao sang Viettel, thì doanh nghiệp này chỉ còn lại một nửa giấy phép sử dụng dải băng tần 3G.
Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên môn, đề xuất của Hanoi Telecom rất khó có khả năng được chấp thuận bởi công ty này chỉ muốn mua lại phần "béo bở" nhất là mạng lưới và băng tần 3G, trong khi điều mà Chính phủ cũng như Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang muốn giải quyết dứt điểm là các khoản nợ, bộ máy nhân sự của EVN Telecom thì không thấy đề cập.
Nếu được tiếp nhận toàn bộ tài sản EVN Telecom đang quản lý, Viettel sẽ có thêm nhiều nguồn lực đáng giá, bao gồm hơn 40.000km cáp quang tại 63 tỉnh thành; 5 cổng kết nối quốc tế tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, Tây Ninh, An Giang và Quảng Trị; băng tần của hai mạng CDMA 450MHz và 3G cùng hệ thống đường trục Bắc - Nam với dung lượng thiết kế lên đến 400Gb/s.
Thế nhưng, các chuyên gia viễn thông cũng không rõ phần tài sản nào thực sự thuộc về EVN Telecom và tài sản nào là do Tập đoàn Điện lực giao EVN Telecom quản lý. Trong trường hợp chỉ nhận được băng tần 3G và băng tần CDMA 450MHz thì sẽ không có nhiều ý nghĩa với Viettel và không làm gia tăng đáng kể sức mạnh của nhà mạng này.
- T.Hoàng (Tổng hợp)