F0 muốn phổi khỏe mạnh không sợ hậu Cô vy, hãy bổ sung ngay món này vào thực đơn

13:13, Chủ nhật 20/03/2022

( PHUNUTODAY ) - Ăn những món dưới đây sẽ hỗ trợ tốt cho phổi, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp khác.

Món gà hầm cực tốt cho F0

Chuẩn bị nguyên liệu

1. Gà ta 1 con

2. Nấm kim châm 100g

3. Nấm hương hoặc nấm thái dương vài tai

4. Nấm đông trùng hạ thảo một ít

5. Táo đỏ 4 quả

6. Kỷ tử 7 quả

7. Gia vị: 15ml rượu nấu ăn, một ít muối, hành lá, 4 lát gừng

gaham1

Theo Đông y, thịt gà có vị ngọt, mặn, mùi thơm, tính ấm. Nó có tác dụng bổ dưỡng cao, ích khí huyết, giảm đau, đặc trị các bệnh về phổi, thận, mồ hôi trộm, đau lưng, di tinh, chân tay yếu mỏi, thiếu máu. Thịt gà rất tốt cho tạng người yếu, người già, người mới ốm khỏi hoặc đang dưỡng bệnh. Kết hợp thịt gà với nấm làm thành món gà hầm nấm tạo nên một món ăn bổ dưỡng, giúp cơ thể cải thiện sức khỏe, giảm mệt mỏi và suy nhược, tăng cường sức đề kháng, cải thiện não bộ, giúp ngủ ngon.

Cách làm gà hầm nấm - món ăn bổ phổi

Sơ chế gà

Nấm hương rửa sạch, sau đó ngâm trong nước cho mềm.

Gà làm sạch rồi cho vào nồi, thêm gừng và vài cây hành lá vào.

Thêm rượu nấu ăn vào rồi chần qua gà. Sau đó vớt gà ra.

Hầm gà

Chuyển gà vào nồi đất. Thêm nấm kim châm, nấm hương đã ngâm mềm và nước ngâm nấm vào. Thêm lượng nước lọc thích hợp rồi đun cho sôi.

Khi nước sôi thì thêm nấm đông trùng hạ thảo, táo đỏ, kỷ tử vào. Đậy nắp nồi rồi đun sôi ở lửa nhỏ trong khoảng 30 phút.

Thành phẩm

Món gà hầm nấm ngon miệng giàu dinh dưỡng rất thích hợp cho người ốm hoặc mới ốm dậy. Thịt gà mềm ngọt, mùi nấm thơm nồng rất ngon miệng. Cách chế biến món ăn cũng đơn giản, bạn hãy làm món ăn này để bồi bổ sức khỏe cho cả gia đình mình nhé!

Để làm được món gà hầm nấm như trên thì bạn sẽ chi phí khoảng 180.000 - 220.000 đồng với thời gian chế biến khoảng 1 giờ.

Ngoài ra F0 có thể ăn những món bổ phổi sau:

Quả lê

Quả lê chứa nhiều chất dinh dưỡng như axit malic, axit citric, carotene, vitamin B1, B2, C… có chức năng hỗ trợ làm sạch phổi tốt. Ăn lê giúp cải thiện tình trạng viêm ở bệnh nhân bị viêm phổi.

Thời điểm tốt nhất để ăn lê là vào buổi sáng và trưa. Nếu ăn vào buổi tối thì không nên lên giường ngủ ngay sau khi ăn lê. Lúc này đường và chất xơ được giải phóng trong cơ thể có thể làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ. Ngoài ra, không nên ăn lê khi đói vì chất xơ có thể làm hỏng màng nhầy của cơ thể.

Bưởi

Bưởi là loại quả cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin thiết yếu như vitamin C, vitamin B6, axit folic và magie… mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của lá phổi, giúp cơ thể bảo vệ phổi khỏi nhiễm trùng và tăng khả năng miễn dịch tổng thể.

Ngoài ra, bưởi còn có đặc tính chống ôxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Nên ăn bưởi vào buổi sáng sẽ giúp thải bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và giảm viêm trong hệ hô hấp.

Ví dụ về các đặc tính chữa bệnh tuyệt vời của bưởi là một nghiên cứu đã được tiến hành cho thấy, bưởi có thể giúp cải thiện chức năng phổi cho những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Theo đó, những người ăn bưởi thường xuyên có chức năng phổi tốt hơn so với người không ăn bưởi.

Trà xanh

Trà xanh có tác dụng chống ôxy hóa, loại bỏ các độc tố ra khỏi phổi, bảo vệ phổi trước các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, bụi bẩn, hóa chất độc hại… Ngoài ra, lá trà xanh còn có tác dụng phòng chống các bệnh như ung thư phổi, giảm cholesterol trong máu, phòng viêm khớp, tim mạch, truyền nhiễm… Ngoài ra, uống trà xanh còn giảm 74-80% các gốc tự do phá hủy phổi và các tế bào khác sống lâu hơn, trường thọ và khỏe mạnh.

Đặc biệt, chất quercetin có trong trà xanh được ví như chất kháng histamin tự nhiên có khả năng làm chậm quá trình dị ứng trong cơ thể.

Tỏi

Tỏi cung cấp một hàm lượng lớn flavonoid giúp sản sinh glutathione, loại bỏ các độc tố. Những người thường xuyên ăn 2-3 tép tỏi sống mỗi ngày từ 3-4 lần/tuần sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh phổi lên tới 44%.

Trong khi đó, gừng có đặc tính chống viêm hiệu quả, giúp loại bỏ các chất độc hại có trong phổi ra bên ngoài. Bên cạnh đó, gừng còn giúp lưu thông khí huyết, cải thiện hệ tuần hoàn phổi.

Củ cải

Củ cải được chứng minh là có lợi cho chức năng, làm giảm huyết áp và tối ưu hóa lượng ôxy, tất cả đều có thể giúp những người gặp khó khăn trong việc thở. Củ cải đường cũng chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe cho phổi, như magiê và kali.

Với hàm lượng vitamin C cao, củ cải trắng trở thành một trong những thực phẩm quý giá đối với hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này cũng có tác dụng kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu, hỗ trợ việc chữa lành các mô và giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương.

Củ cải trắng có chứa hoạt tính kháng virus và kháng khuẩn, giúp làm thông mũi ở những người bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Uống nước ép củ cải trắng không chỉ làm thông thoáng đường thở bị tắc, loại bỏ chất nhầy dư thừa mà còn giúp chống lại bệnh tật.

Làm gì để cải thiện chức năng phổi hậu COVID-19?

Để tăng cường chức năng phổi, cần tập thực hiện các bài tập thở đơn giản để cải thiện lưu lượng máu đến phổi và các đường dẫn truyền trong lồng ngực.

Ăn các loại thực phẩm hỗ trợ tốt cho phổi, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp khác.

Tránh hút thuốc vì hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh phổi khác và nhiễm trùng phổi.

Tập luyện các bài tập vừa phải hoặc nhanh (như đi bộ nhanh, hoạt động thể dục nhịp điệu…) hoặc các môn thể thao làm tăng nhịp tim và thúc đẩy lưu lượng máu, có thể giúp phổi phục hồi nhanh hơn. Thực hiện các bài tập thường xuyên, nhưng từ từ.

Tránh tiếp xúc với khói bụi và ô nhiễm vì các hóa chất độc hại có thể lắng đọng trong các khoang phổi và gây ra các vấn đề về hô hấp.

Nhiều bệnh nhân sau nhiễm COVID-19 mặc dù được xác định là khỏi bệnh nhưng các triệu chứng vẫn còn tồn tại kéo dài, thậm chí xuất hiện các triệu chứng mới liên quan hậu COVID-19. Vì vậy, khi có bất kỳ bất thường nào về sức khỏe sau khi nhiễm COVID-19, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám hoặc liên hệ nhân viên y tế để được hỗ trợ tư vấn, nhằm phát hiện sớm các di chứng, biến chứng, bệnh lý mắc phải.

chia sẻ bài viết
Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc
Từ khóa:
Tin nên đọc