Gần tới tuổi nghỉ hưu, 3 việc càng “lười” làm thì càng có phúc, về già sống thảnh thơi không cần lo nghĩ

( PHUNUTODAY ) - Mặc dù lười nhác là một khuyết điểm nhưng chỉ cần lười đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ...

"Lười" tham gia các cuộc xã giao yêu cầu sử dụng đồ uống có cồn

‏Ở giai đoạn xây dựng sự nghiệp, bạn sẽ gặp rất nhiều trường hợp bất khả kháng, không muốn nhưng vẫn phải làm. Tuy nhiên, khi đã kề cận tuổi nghỉ hưu, danh lợi đã dần mất đi sức nặng của nó. Bạn có thể giải thoát bản thân khỏi những gông xiềng xã hội.

Đặc biệt, với các cuộc xã giao yêu cầu sử dụng đồ uống có cồn, bạn nên tránh xa vì chính lợi ích và danh tiếng của bản thân. Các hoạt động này vừa không tốt cho sức khỏe, khiến bạn xao nhãng tình cảm gia đình, lại tạo cơ hội cho người khác tiếp cận và lợi dụng thông qua những phút giây thiếu tỉnh táo.

Lười động thủ-bớt chỉ huy

Làm người lười một chút, hãy cứ lo tốt cho việc của bản thân chứ không nên chỉ đạo, can thiệp vào việc của người khác.

Người thích chỉ đạo, điều khiển người khác dễ khiến người khác sinh ghét bỏ. Mỗi người sống trên đời, hãy cứ diễn thật tốt vai diễn của mình, không phải việc của mình không nên xen vào. Sự can dự thái quá của bạn đôi khi sẽ gây họa cho người khác hơn là giúp cho họ.

Chúng ta sống cuộc sống của chúng ta, chẳng ai có thể quyết định thay được, vì thế, cuộc sống của người khác, chúng ta cũng nên để họ tự quyết định, dù họ có là người thân hay bạn bè tốt của ta.

Chỉ đạo tốt có thể chúng ta sẽ ghi điểm, lập công, nhưng một khi có sai xót, xảy ra nhầm lẫn, người đầu tiên bị trách chính là bạn.

Trong gia đình, không nên chỉ tay sai khiến, áp đặt bạn đời hay con cái, hãy để cho nhau có một chút không gian riêng, cuộc sống gia đình sẽ hài hòa êm ấm. Việc gì cũng muốn nhúng tay vào, việc gì cũng hỏi, bạn tự nhiên sẽ bị ghét.

Giữ một khoảng cách vừa phải tự nhiên mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp, mối quan hệ cũng sẽ trở nên tốt đẹp. Mỗi người là một cá thể độc lập, chỉ có giữ một khoảng cách nhất định, chúng ta mới tránh được sự va chạm và không bị đau.

Làm người, lười một chút, bớt tính toán, bớt bàn tán, bớt chỉ huy, đó là những thói quen sống tích cực, là một dạng trí tuệ, cho thấy sự khôn ngoan và là cách tích phúc khí cho chính mình.

"Lười" so sánh

conhan

‏Trên thực tế, mỗi người đều là một cá nhân với cách sống và thái độ sống của riêng mình.‏

‏Sau khi nghỉ hưu, chúng ta không còn tham gia công việc lao động chính, nhưng vẫn có thể chọn một số nghề phụ hoặc sở thích để phát triển. Nhưng hầu hết đều sẽ đối mặt với tình trạng thu nhập giảm mạnh. Đây là lúc mọi người nên sống đúng với nhu cầu bản thân, không xa hoa lãng phí, cân bằng thu chi hợp lý.‏

‏Tuy nhiên, có không ít người thích so sánh, thể hiện bản thân. Họ luôn bị ám ảnh với những thứ được dán nhãn "cao cấp", chẳng hạn như mặc hàng hiệu nổi tiếng, đi xe sang, ăn nhà hàng, sống trong biệt thự..

‏Họ theo đuổi mà bất chấp việc những điều đó có thực sự phù hợp với bản thân hay không. Họ quên mất rằng, ở giai đoạn này, điều cần thiết nhất chỉ là một môi trường thư thái, thoải mái và niềm vui của con cái. Chỉ khi nào buông bỏ được thói quen so sánh, tâm lý phù phiếm và thích thể hiện, mọi người mới đạt tới trạng thái tinh thần lành mạnh. ‏

‏Có câu rằng: "Những thứ xa hoa, lộng lẫy mà chúng ta theo đuổi cả đời đều trở nên vô nghĩa khi về già. Tuổi già thực sự chỉ an yên khi học được cách tu dưỡng tâm thái của chính mình. Khi tâm tĩnh lặng, cuộc sống mới ngày càng tốt đẹp hơn."‏

‏Thay vì để bản thân sống một cuộc đời hư ảo, tốt hơn hết là hãy buông bỏ sự so sánh và tu dưỡng tâm thái của chính mình, từ đó thu hoạch nửa đời sau an nhàn, thảnh thơi.‏‏

Lười động miệng – ít bàn tán thị phi

Cổ nhân dạy rằng: Họa từ miệng mà ra. Mỗi người đều có hai đôi mắt để nhìn, hai cái tai để nghe nhưng chỉ có một cái miệng để nói những gì thực sự nên nói, nói đúng lúc và đúng chỗ.

Chúng ta nên thường xuyên nhắc nhở bản thân không nên lấy chuyện của người khác ra bàn tán thị phi, bởi rất nhiều mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hằng ngày đều bắt nguồn từ việc rảnh rỗi ngồi bàn chuyện thiên hạ.

Cái miệng cần "lười nhác" nhưng đôi mắt, đôi tai cần phải dùng nhiều hơn, quan sát và lắng nghe, để từ đó phân biệt được phải trái trắng đen.

Ngay cả trong việc nói năng, chúng ta cũng cần chú ý đến cách nói, chừng mực, điều gì nên nói điều gì không nên, đừng nói xấu sau lưng người khác, như thể chỉ khiến bản thân tạo khẩu nghiệp, châm ngòi cho mâu thuẫn, xung đột.

Bớt bàn tán thị phi, chúng ta sẽ tránh xa được hận thù, giảm bớt được kẻ thù. Trong cuộc sống, khi những người thù ghét mình ít đi, bạn bè sẽ nhiều lên, gặp việc khó khăn sẽ được mọi người chung tay giúp đỡ, đó là nguồn gốc của phúc khí, cần phải nhân rộng hẳng ngày.

Lười tới những nơi "đỏ đen"

‏Trong cuộc sống luôn có một số người thích cảm giác may rủi, đỏ đen. Họ luôn mong đợi một ngày sẽ đổi đời nhờ nữ thần may mắn chiếu mệnh. Tuy nhiên, đây là ý tưởng rất phi thực tế. Không biết có bao nhiêu người thực sự đổi đời nhờ "đỏ đen", nhưng thực tế đã chỉ ra, có vô số người táng gia bại sản, thậm chí mất cả tính mạng chính vì trò chơi này.‏

‏Dù ở độ tuổi nào đi nữa, chúng ta cũng phải tránh xa nơi này. Đặc biệt, ở nhóm người sắp về hưu, thu nhập giảm sút, thậm chí không kiếm ra tiền, nếu dính vào cờ bạc và mắc nợ, cuộc sống của họ sẽ trở thành thảm họa. ‏

‏Hơn nữa, cờ bạc sẽ hủy hoại thanh danh của một người, thậm chí ảnh hưởng đến con cháu của họ.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link