Gánh xôi tự phục vụ hút hồn người Hà Nội

20:58, Thứ bảy 26/11/2011

( PHUNUTODAY ) - Hàng xôi bà Phương là nơi khách tự phục vụ. Với tay đỡ lấy gói xôi, buộc chun và cho vào túi ni lông một cách thành thạo, chị Bùi Mai Loan, nhà ở phố Đào Tấn cười: “Ăn xôi chị Phương đã được ba năm, ngày nào cũng phải tự phục vụ thế này”. Tuy nhiên nhiều khách không đợi, bỏ đi. “Có những khách hàng nóng tính còn mắng chửi tôi vì để họ đợi lâu và bị người khác chen lấn”, bà Phương cười.

(Phunutoday) - Nếu ăn xôi ngoài phố, người sành ăn thường chọn gánh xôi làng kẻ Gạ (Phú Thượng – Tây Hồ) chứ không chọn hàng bình thường bởi hương vị đặc trưng của những gánh xôi của người làng…

Bà Hồng đang nấu xôi trong bếp, bà An đang bán xôi ở Giảng Võ. Ảnh T.T – C.P
Bà Hồng đang nấu xôi trong bếp, bà An đang bán xôi ở Giảng Võ. Ảnh T.T – C.P

 

“Sáng nào đi tập thể dục, tôi cũng bảo cô Phương cất hộ hai gói xôi xéo để tí về lấy. Hàng của cô luôn hết sớm, không bảo trước thì lúc về chẳng có xôi ăn”.

“Có những khách hàng nóng tính còn mắng chửi tôi vì để họ đợi lâu và bị người khác chen lấn”, bà Phương cười.

“Bí quyết gì đâu, chủ yếu là chọn gạo ngon và ngâm cho khéo, còn thì cũng thế, cách nấu cũng chẳng khác gì”.

 

 
 
“Nhà tôi chẳng còn nghề gì làm thì mới phải làm xôi. Đi chợ xôi ai cũng phải sớm khuya cần cù, có bộ quần áo đẹp cũng chả dám mặc, lúc nào cũng tất tả với củi, lửa, diện với ai”.
 

Tại làng xôi kẻ Gạ, chúng tôi vào nhà bà Hồng, người có nghề xôi 24 năm, chúng tôi hiểu tại sao xôi Phú Thượng lại được yêu thích đến vậy. Thoăn thoắt bê từng thúng gạo nặng hàng chục cân, bà Hồng cho biết đây là gạo ngâm từ sáng hôm qua, xóc nước một lần vào buổi trưa và giờ sắp nấu thành xôi. Mỗi ngày bà Hồng đong 30 kg gạo để làm 1 yến xôi lạc, 1 yến xôi xéo, còn lại là xôi vừng dừa và đỗ xanh. 2 giờ sáng, bà thức dậy xóc gạo, thổi xôi, hơn 20 năm chưa một ngày nghỉ. “Khi mới bắt đầu thổi xôi, tôi làm cháy xoong nhiều lắm. Nhưng làm nhiều thì lại quen, 4-5 năm mới phải thay xoong một lần. Chứ cứ thường xuyên phải thay 700 ngàn tiền xoong thì hết cả lãi”, bà Hồng nói.

 

Tại nhà bà Lan, người chuyên bán xôi trên đường Giảng Võ khi trời vừa sáng, mùi xôi ngào ngạt. Người nấu xôi thoắt ẩn thoát hiện trong ánh lửa và khói bếp, khói xôi. Người lạ đứng trong bếp này sẽ ho giàn nước mắt. “Chẳng ai đeo khẩu trang vì rất bất tiện. Ban đầu cay mắt không chịu được, nhưng lâu dần thành quen”, Bà Lan chia sẻ, áo bà Lan đẫm mồ hôi. Ngoài trời mát lạnh nhưng trong bếp thì nóng như mùa hè.

Kỹ thuật nấu xôi không giống nhau, xôi xéo và xôi đỗ là vất hơn cả. Phải đãi đỗ cho hết nước trắng để không có mùi thiu. Xôi xéo phải có màu vàng bắt mắt bằng cách cho bột nghệ xoa đều. Nhưng quyết định là do gạo ngon, ngâm đúng cách, đúng giờ. Nước đáy nhiều thì khi sôi, nước bồng lên gạo làm nhạt xôi. Ít quá thì cháy xoong. Mỗi hàng xôi kẻ Gạ có kiểu nấu khác nhau, ví như xôi bà Hồng dẻo và khô, có nhà lại hơi cứng, hơi ướt...

Kẻ Gạ còn khoảng 400 bếp xôi, đi trong làng lúc hai giờ sáng, chúng tôi nghe tiếng xoong nồi, tiếng nước xóc gạo rộn ràng. Thế là ít, bởi nhiều người già đã nghỉ chợ xôi, chỉ còn những người trung và trẻ tuổi có mối quen thì mới tiếp tục nghề này. Có nhà nấu đến 60 - 70 kg gạo mỗi đêm. Vợ nấu, chồng phụ và cùng nhau chở xôi đi bán.

“Có người mang gạo đến cho tôi vì họ thổi  không thành, đổ gạo đi thì tiếc nên đem cho”, bà Hồng kể. Tuy nhiên kẻ Gạ giờ cũng ít người còn muốn theo nghề nặng nhọc này. Đơn giản 10 người đi chợ xôi thì có đến 9 người bị đau lưng.

“Nhà tôi chẳng còn nghề gì làm thì mới phải làm xôi. Đi chợ xôi ai cũng phải sớm khuya cần cù, có bộ quần áo đẹp cũng chả dám mặc, lúc nào cũng tất tả với củi, lửa, diện với ai”.

…5 rưỡi sáng, bà Hồng chào chúng tôi rồi chở thúng xôi sau xe đạp, lóc cóc đạp đi. Trời đã tang tảng, nhiều nhà khác cũng chuẩn bị lên đường. Xôi kẻ Gạ cứ thế tỏa hương thơm khắp các phố phường Hà Nội…

  • Trang Thu - Chu Phương
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc