Cha mẹ kiểm soát quá mức
Những thử thách có thể nảy sinh trong một gia đình. Nhu cầu kiểm soát có thể xuất phát từ nhiều lý do. Chẳng hạn như sự lo lắng của chính họ về những điều chưa biết, lo lắng về việc mất đi sự kiểm soát. Hoặc những trải nghiệm trong cuộc sống này hình tành nên nhu cầu kiểm soát rất mạnh.
Khi các thành viên trong gia đình, nhất là với những thế hệ trẻ, cảm thấy sự kiểm soát quá mức này thì sẽ hình thành nên tâm lý phản kháng. Sự phản kháng này có thể là xung đột trực tiếp, chiến tranh lạnh...
Cha mẹ thiên vị và gia trưởng
Thiên vị và đối xử bất công chính là những tiềm ẩn ở trong nhiều gia đình, đặc biệt là khi có con cháu. Kiểu hành vi này sẽ dẫn đến sự tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần và sự phát triển của các thế hệ sau.
Quan điểm coi trọng con trai chính là thành kiến, có thể khiến người già thiên vị con trai, cháu trai và thờ ơ với chính con gái, cháu gái.
Chính sự bất công này thì sẽ kiến con gái, cháu gái cảm thấy bị bỏ rơi. Thậm chí có nhiều cha mẹ dùng tiền của con gái mình để nuôi con trai, cháu trai.
Kiểu hành vi thiên vị, phân biệt đối xử này khiến đứa trẻ cảm thấy cực kỳ bị tổn thương.
Cha mẹ dựa vào tuổi già để chứng tỏ mình luôn đúng
Cha mẹ với tư cách là hạt nhân của gia đình, hành vi, lời nói và lời dạy của họ đều ảnh hưởng sâu sắc đến con cái. Ảnh hưởng này không chỉ tồn tại trong thời gian ngắn mà còn đi với trẻ nhiều năm, trở thành hành vi của chúng. Thế nên cha mẹ phải chú ý đến lời nói và việc làm của mình, làm gương cho con cháu noi theo.