Trong một gia đình, vai trò của người mẹ người vợ vô cùng quan trọng. Họ vừa nhu vừa cương vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối. Một người vợ, người mẹ có phẩm hạnh, tố chất tốt thì chồng và con sẽ được nhờ. Người mẹ người vợ tốt sẽ giúp chồng phát triển thăng tiến sự nghiệp và dạy con nên người.
Để làm điều đó, người vợ người mẹ cần đặc biệt nhớ nguyên tắc 3-3-3 này.
3 điều đừng nên nói
Không nói chỉ trích trách móc chồng
Lời nói của người mẹ tác động lớn tới tâm lý trẻ nhỏ. Người mẹ mà chỉ trích, oán trách chồng với con thì không chỉ khiến vợ chồng căng thẳng mà còn khiến con trẻ lo lắng, buồn phiền, sợ hãi. Nghe mẹ phàn nàn chê bai về cha, con cái sẽ cảm thấy gia đình không vui vẻ hạnh phúc khiến chúng lo sợ, ám ảnh xấu. Hơn nữa người chồng sẽ không thể tập trung phát triển sự nghiệp khi có người vợ như vậy.
Không đay nghiến chỉ trích con
Mọi đứa trẻ đều có những sai lầm của chúng nên việc quan trọng của cha mẹ là chỉ dẫn dạy dỗ. Những lời đay nghiến chỉ trích của người mẹ sẽ khiến con cái tổn thương sâu sắc đến lòng tự trọng của trẻ. Lời chỉ trích đay nghiến của mẹ có thể khiến con thất vọng bản thân, u tối đầu óc. Do đó người mẹ cần giúp con nhận ra lỗi sai và hướng dẫn sửa, động viên con sửa sai.
Không than thở nghèo khổ
Nhiều người mẹ thường xuyên than với chồng con về sự nghèo khổ của mình. Điều đó khiến con cái rơi vào tự ti chán trường. Do đó hãy có thái độc tích cực dạy trẻ trân trọng cuộc sống và những gì mình có mà không tạo cảm giác thiếu thốn. Khuyến khích lòng biết ơn: Tạo ra môi trường tích cực và lạc quan để trẻ cảm thấy tự tin và đầy hy vọng.
3 việc không giúp
Không học giúp con
Hãy tạo cho con thói quen tự giác học tập chuẩn bị bài vở, sách đi học. Việc cha mẹ làm thay con sẽ khiến con ỉ lại, lười học. Đừng liên tục đứng bên cạnh giám sát. Hãy khoán cho con thời gian để chúng tự học tự làm. Nếu bạn luôn kè kè bên cạnh thì khi không có mẹ con sẽ không học. Học tập cuối cùng là việc của trẻ, nếu mẹ làm mọi thứ thay cho con, sẽ kìm hãm tính chủ động và tự giác.
Không giúp con những việc con làm được
Tùy theo độ tuổi của con, cha mẹ hãy hướng dẫn con làm, đặc biệt việc liên quan tới cá nhân. Đừng làm thay con, đừng làm giúp con cho nhanh mà hãy kiên nhẫn để con tập làm, tự làm. Việc làm mẹ không phải là cho con bao nhiêu tình yêu, mà là biết buông tay để trẻ có cơ hội thử nghiệm: 3 tuổi: Tự ăn cơm, tự mang giày. 5 tuổi: Tự mặc quần áo, làm việc nhà đơn giản. 10 tuổi: Học nấu ăn, lập kế hoạch thời gian. 13 tuổi: Tự đưa ra quyết định, học cách chịu trách nhiệm. Nuôi dưỡng tính độc lập cho trẻ từ sớm giúp trẻ trưởng thành vững vàng hơn trong tương lai.
Không giúp trẻ quyết định khi trẻ biết ra quyết định
Tùy theo độ tuổi trẻ có thể tự quyết định vấn đề của mình. Cha mẹ không nên tự ý ra quyết định thay con mà hãy để con đưa ra quyết định. Sự tôn trọng và sự buông tay của cha mẹ giúp cô phát triển khả năng suy nghĩ độc lập và giải quyết vấn đề, từ đó trở nên tự tin hơn. Người mẹ cần biết trao quyền cho con thay vì làm thay con.
3 việc không chiều
Không chiều sai quy tắc
Nếu trẻ phạm vào quy tắc, người mẹ không nên nuông chiều. Cha mẹ quá mềm lòng thì con sẽ hư hỏng. Cha mẹ nên sớm đặt ra quy tắc cho trẻ, đừng nghĩ rằng trẻ còn nhỏ nên có thể nuông chiều. Giáo dục trẻ phải giúp chúng nhận thức sự tôn trọng và tuân thủ quy tắc, để có sự trưởng thành thực sự.
Không chiều cho trẻ lười biếng
Luôn cho trẻ trải nghiệm lao động từ nhỏ, không nuông chiều khiến trẻ lười biếng. Những việc nhỏ của con, con nhờ giúp cha mẹ nên từ chối để con tự làm.
Không nuông chiều khi trẻ hay mè nheo
Nhiều trẻ sẽ dùng chiêu khóc lóc mè nheo để đòi hỏi cha mẹ. Cha mẹ phải cứng rắn ngay từ đầu thì trẻ sẽ nhận thức được. Cha mẹ cần học cách kiên quyết từ chối yêu cầu không hợp lý của trẻ, giúp trẻ hiểu được nguyên tắc và giới hạn của người lớn.
Trong gia đình mà người mẹ có được nguyên tắc 3-3-3 trên thì chồng con sẽ vô cùng hạnh phúc được phát triển đúng đắn phù hợp và gia đình đầm ấm có nề nếp, con cái học hành phát triển, có tính tự lập, tư duy chủ động.