Giải độc bằng nước râu ngô - cẩn thận kẻo nguy hại tính mạng

( PHUNUTODAY ) - Nước râu ngô có rất nhiều tác dụng cho cơ thể tuy nhiên cũng phải cẩn trọng khi sử dụng.

Theo Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, trong y học cổ truyền, nước râu ngô có tính bình, lành tính được dùng thích hợp cho tất cả mọi người. Không chỉ có tác dụng làm trà giải khát, hạ nhiệt, râu ngô còn là một loại thuốc hỗn hợp chứa nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên, cần thiết cho cơ thể, chống oxy hóa rất tốt.

photo-0-1499400579997

Râu ngô có chứa các vitamin K, vitamin A, B1, B2, B6, C… các chất đắng, dầu béo, tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác. Vì thế khi uống nước râu ngô thường có cảm giác ngọt, ngậy và mát. Uống nước râu ngô hàng ngày có tác dụng làm tăng lượng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng. Ngoài ra, nó còn làm hạ đường huyết, làm máu chóng đông. Do có tỉ lệ các loại muối kali, canxi cao nên uống nước râu ngô không sợ mất các muối khoáng.

Được xem như thần dược giải độc, trong râu ngô chứa nhiều chất chống oxy hóa rất tốt cho việc kích thích loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể, giúp tăng cường chức năng gan, tối ưu hóa chức năng bài tiết và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Cách nấu nước râu ngô đơn giản tại nhà

Nguyên liệu:

- 100g râu ngô

- 50g rễ cỏ tranh

- 50g mã đề

- 3-5 khúc mía lau

- Đường phèn

Hướng dẫn thực hiện:

Rễ cỏ tranh, râu ngô và mã đề đem rửa sạch, để ráo nước. Mía lau rọc vỏ rồi đập dập, đường phèn nghiền nhỏ để dễ tan. Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi đun sôi với 2 lít nước. Đợi nước sôi thì vặn lửa nhỏ, thêm đường phèn vào khuấy đều, đun liu riu khoảng 10-15 phút trước khi tắt bếp.

1633_nuoc-ham-rau-ngo

Sau khi nước râu ngô nguội, bạn có thể chắt vào bình bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Dùng nước này uống thay nước lọc trong ngày sẽ giúp thanh lọc cơ thể, mát gan, đẹp da, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Trong trường hợp bạn không chuẩn bị được tất cả các nguyên liệu trên thì chỉ cần đun sôi vài khúc mía lau và một nắm to râu ngô với 2 lít nước, sau đó thêm đường phèn đun với lửa nhỏ khoảng 10 phút là dùng được.

Bạn nên uống hết nước râu ngô nấu trong ngày để phát huy hết tác dụng của nó, tránh để qua đêm. Ngoài ra, những người tỳ vị hư hàn hay bị lạnh bụng, đi tiêu lỏng, tay chân lạnh, huyết áp thấp… không nên uống quá nhiều nước râu ngô.

Tuy là thực phẩm lành tính nhưng khi sử dụng nước râu ngô bạn cũng cần tránh những điều gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe dưới đây.

Mất nước cơ thể vì uống quá nhiều

Lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cho biết, nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do râu ngô có tác dụng lợi tiểu rất tốt nên khi trẻ nhỏ uống nhiều sẽ dẫn đến tình trạng trẻ tiểu thường xuyên, tiểu nhiều, gây mất nước cho cơ thể. Râu ngô có tác dụng lợi niệu làm tăng lượng nước tiểu gấp 3-5 lần, tăng tiết mật và giảm lượng bilirubin trong máu.

0439_bai-thuoc-don-gian-de-kem-tu-rau-ngo-chua-bach-benh-Hinh-2

Chỉ nên uống liên tục trong vòng 10 ngày

Khi dùng râu ngô để trị bệnh chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngưng dùng khoảng một tuần rồi dùng lại, tránh trường hợp rối loạn điện giải. Ngoài ra, cần tránh sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu này quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến bạn khó ngủ do phải đi tiểu nhiều về đêm.

Với trẻ nhỏ khi sử dụng nước mát giải nhiệt ngày hè cần tránh dùng liên tục hàng ngày thay nước lọc, chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn. Dùng nhiều, lâu dài thuốc có chất lợi tiểu có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali..

Một số tác dụng khác của râu ngô

Hỗ trợ giảm cân

Râu ngô có hàm lượng calo thấp, giúp giảm cân nhanh hơn. Uống trà râu ngô sẽ kéo dài cảm giác sung mãn, cải thiện sự trao đổi chất trong cơ thể, kiểm soát viêm nhiễm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc loại bỏ các chất thải.

Giảm đau đầu

Râu ngô có chứa các chất chống viêm và giảm đau giúp giảm đau đầu mãn tính. Uống trà râu ngô sẽ làm giảm căng thẳng, cải thiện tuần hoàn và giảm độ cứng ở vai, cổ và hàm.

Hỗ trợ chữa trị các bệnh đường hô hấp

photo-0-1499400563081

Trà râu ngô còn giúp làm sạch đường thở, làm giảm viêm ở cổ họng và kiểm soát các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Loại trà này cũng làm tan đờm, dịu các triệu chứng tắc mũi.

Tăng cường chức năng đường tiết niệu

Do tính chất khử trùng và lợi tiểu, râu ngô có tác dụng tuyệt vời chống lại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Dùng trà râu ngô mỗi ngày giúp làm giảm viêm, làm dịu cơn khó chịu và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn.

Trị bệnh xuất huyết

Nếu gặp tình trạng băng huyết, chảy máu chân răng, xuất huyết tử cung, chảy máu niêm mạc, tiểu tiện ra máu… bạn chỉ cần dùng một ít râu ngô đem sắc nước uống hằng ngày.

Để có thể dùng dài ngày bạn có thể đem cất vào tủ lạnh hoặc phơi khô để dùng dần mà không sợ bị hư. Để tăng hiệu quả bạn nên kết hợp râu ngô với các loại thảo dược khác như lá sen, lá huyết dụ, cỏ nhọ nồi, trắc bách diệp…

Phòng tránh tích nước trong cơ thể

rau-ngo

Đây là công dụng liên quan đến lợi tiểu nên các chị em sẽ không lo bị sưng phù hay các triệu chứng đau bụng, khó chịu trước kỳ kinh nguyệt. Không chỉ thế, việc đào thải chất dịch thừa của cơ thể ra ngoài sẽ giúp đẹp da.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn