)- Chắc hẳn nhiều mẹ bầu cũng đang rất tò mò như mình 4 năm về trước phải không?
[links()]
Mình kết hôn và tính đến nay cũng được 4 năm rồi. Em bé nhà mình cũng được suýt soát gần 4 tuổi. Điều đặc biệt là mình cũng trải qua một thai kỳ rất nhẹ nhàng không hề ốm nghén hay mệt mỏi cho tới tận ngày sinh nở.
Ngược lại người ốm nghén thay mình lại là chồng của mình. Nhiều người phụ nữ cứ kêu ca ốm nghén mệt nhưng mình thì đúng là chưa được vinh hạnh thử nghiệm cảm giác này.
Tuy được chồng nghén thay nhưng bản thân mình không tin vào chuyện chồng nghén hộ đâu. Mình nghĩ đơn giản như thế này. Có thể do chồng thương vợ con, quan tâm chăm sóc nhiều...nên đương nhiên phải mệt mỏi hơn bình thường rồi. Nhất là những vợ chồng ở riêng không có bố mẹ chồng và người thân giúp đỡ như vợ chồng mình chẳng hạn.
Mình kết hôn và tính đến nay cũng được 4 năm rồi. Em bé nhà mình cũng được suýt soát gần 4 tuổi. Điều đặc biệt là mình cũng trải qua một thai kỳ rất nhẹ nhàng không hề ốm nghén hay mệt mỏi cho tới tận ngày sinh nở. |
Vì có chồng nghén hộ và chăm sóc cẩn thận suốt thai kỳ nên trong thời kỳ mang thai mình hoàn toàn khỏe mạnh. Do đó, mình có nhiều thời gian tìm hiểu về hiện tượng lạ và buồn cười này. Và mình phát hiện ra rằng các triệu chứng buồn nôn và ói mửa trong thai kỳ đầu không phải là chuyện “độc quyền” của các bà mẹ tương lai. Thực tế, có nhiều ông bố tương lai cũng “nghén” theo bà bầu.
Hiện tượng “nghén” này thường có thể dễ dàng gặp ở nhiều quý ông yêu thương vợ hết lòng. Đây thường là những ông chồng quan tâm và chăm lo đầy đủ trọn vẹn cho vợ trong những giai đoạn khó khăn trong thai kỳ của người vợ. Điều này lâu dần khiến các ông bố tương lai trải qua sự thay đổi cảm xúc và thể chất nhiều hơn cả những gì các mẹ bầu đã trải qua ở thai kỳ đầu.
Khi bị nghén thay vợ trong thai kỳ, các nam giới như chồng mình có thể thèm ăn những món nhất định hoặc thậm chí phải trải qua những thay đổi tâm trạng và buồn nôn, ói mửa. Đặc biệt, chồng mình còn cảm nhận được sự đau đớn của việc "mang nặng" nữa cơ.
Khi bị nghén thay vợ trong thai kỳ, các nam giới như chồng mình có thể thèm ăn những món nhất định hoặc thậm chí phải trải qua những thay đổi tâm trạng và buồn nôn, ói mửa. Đặc biệt, chồng mình còn cảm nhận được sự đau đớn của việc "mang nặng" nữa cơ. |
Có một lần anh xã đưa mình đi khám thai, mình đã mạnh dạn hỏi bác sĩ sản khoa về điều lạ lùng này. Lập tức mình được bác sĩ nói rằng, người chồng nào nghén thay vợ là những người đàn ông cảm nhận được những biến động tình cảm trong khi biết vợ mình mang thai.
Ngoài ra, vì họ quan tâm đến vợ hàng ngày như bắt vợ ăn uống, đưa đi kiểm tra thai kỳ, tham gia lớp học về sức khỏe của thai kỳ nên các anh xã có thể nhạy cảm hơn với thai nghén.
Giờ thì 4 năm đã trôi qua, con cũng đã lớn khôn rồi. Mỗi lần bố mẹ chồng có nhắc con dâu suy nghĩ nên sinh thêm tập 2 thì ông xã mình lại sợ xanh mắt. Anh bảo rằng, lần này vợ mang bầu sẽ bế con về nội lánh mặt để đỡ phải chứng kiến thai kỳ của vợ vì lại sợ bị ốm nghén tiếp thì gay.
- Vân Anh (Thanh Trì, Hà Nội)
[links()]