Giải mã sự hăng hái bất ngờ của Anh–Pháp trong trận chiến Lybia

14:03, Chủ nhật 20/03/2011

( PHUNUTODAY ) - (Phunudoisong) - Vậy có phải vì Libya có dầu mỏ và khí đốt? Đúng vậy. Nhưng nó chỉ chiếm chưa tới 2% trữ lượng dầu mỏ toàn cầu. Thật khó để nói rằng Anh và Pháp tham gia chiến dịch vì lý do thương mại.


Đêm qua (giờ Việt Nam), Thủ tướng Anh Cameron đã hùng hồn tuyên bố trước báo giới: hành động quân sự chống Moammar Gaddafi là "cần thiết, nó hợp pháp và đúng đắn. Bởi vì chúng ta không nên thờ ơ trong khi tên độc tài này sát hại dân chúng của chính ông ta". Thủ tướng Anh còn khẳng định các hoạt động quân sự sẽ được đẩy mạnh hơn nữa.

Mô tả ảnh.
Thủ tướng Anh Cameron tuyên bố trước báo giới sự "cần thiết, hợp pháp, đúng đắn" của can thiệp quân sự

Những tuyên bố của Tổng thống Pháp Nicilas Sarkozy cũng hùng hổ không kém: "Chúng ta can thiệp vào Libya vì lẽ phải không cho phép dung thứ những tội ác như thế".

Thế nhưng, sau những tuyên bố đó, việc tại sao can thiệp vào Libya vẫn còn là dấu hỏi.

Tạp chí Time đã đưa ra những lý do cho việc can thiệp quân sự của Anh và Pháp:

Phải chăng những biến cố ở Libya có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích quốc gia của Anh và Pháp? Đúng là Libya nằm ở bên kia Địa Trung Hải, đối diện với châu Âu và hai bên có hợp tác thương mại. Tuy nhiên, Libya chỉ có hơn 6,5 triệu dân. Nó cũng chỉ tương đương với hai quốc gia ở Trung Mỹ là El Salvador và Honduras. Trong Chiến tranh Lạnh, các nhà lập pháp Mỹ phải tranh cãi khá lâu trước khi can thiệp quân sự tại hai nước Trung Mỹ này.

Vậy có phải vì Libya có dầu mỏ và khí đốt? Đúng vậy. Nhưng nó chỉ chiếm chưa tới 2% trữ lượng dầu mỏ toàn cầu. Thật khó để nói rằng Anh và Pháp tham gia chiến dịch vì lý do thương mại.

Mô tả ảnh.
Cái bắt tay thật chặt giữa Thủ tướng Anh Cameron và Tổng thống Pháp Sarkozy trước sảnh hội nghị ở Paris 19/3.

Vấn đề nhập cư? Đúng là bất ổn ở khu vực này có nhiều khả năng kéo theo làn sóng nhập cư lên châu Âu. Tuy nhiên, nếu Moammar Gaddafi tiếp tục nắm quyền thì cũng khó có thể xảy ra làn sóng tị nạn. Mà nếu có, thì Địa Trung Hải là biển lớn, đâu phải cứ bước qua là đến được châu Âu.

Riêng với nước Anh, có khi nào là lý do những bất đồng trong lịch sử? Dưới thời cựu thủ tướng Tony Blair, Anh không hài lòng với chính phủ Gaddafi. Các điệp viên Libya có bị buộc tội là thủ phạm khiến phi cơ của hãng PanAm gặp nạn tại Scotland, nữ cảnh sát London có bị bắn từ sứ quán Libya năm 1984…Nhưng nếu vì thế mà Anh tấn công Libya thì thật không thuyết phục.

Còn riêng Pháp, phải chăng “ông lớn” này muốn dùng sức mạnh quân sự để khôi phục danh dự? Sarkozy lỡ nhịp trong làn sóng nổi dậy ở thế giới Ảrập vì những mối liên hệ của chính quyền của ông với Tunisia. Nhiều người cho rằng Sarkozy lớn tiếng trong chiến dịch này để lập lại uy tín của Pháp trong thế giới Ảrập. Nếu điều đó là đúng, đây quả là một bước đi mạo hiểm vì không có gì đảm bảo can thiệp quân sự vào Libya sẽ thành công hoặc sẽ giúp Pháp lấy lại danh tiếng.

Hay là, Anh Pháp muốn chứng tỏ với thế giới rằng mình vẫn là cường quốc? Tuy nhiên, điều này không hợp lý vì cả Cameron và Sarkozy đều là những nhà lãnh đạo có lý lẽ. Cả hai nước đều là quốc gia dân chủ, tại đây, các cử tri không ủng hộ chủ nghĩa phiêu lưu về quân sự.

Chỉ còn hai lý lẽ thuyết phục nhất cho hành động của Anh và Pháp lúc này. Thứ nhất, có lẽ Anh và Pháp tin rằng không phải lúc nào Mỹ cũng có thể gánh vác mọi chuyện. Thế giới sẽ an toàn hơn nếu các nền dân chủ khác giúp Mỹ thực hiện các sứ mệnh về ngoại giao và quân sự.
Mô tả ảnh.
Mỹ tuyên bố về  "sứ mệnh lãnh đạo liên quân" của mình

Thứ hai, như cựu thủ tướng Tony Blair từng nói, khi đối mặt với khủng hoảng như ở Libya, việc không hành động cũng là một quyết định và đi kèm theo nó là hậu quả. Anh, Pháp, Mỹ và các nước khác có thể không lên tiếng khi Gadhafi ra tay trấn áp những người phản đối chính quyền của ông ta 3 tuần trước. Tuy nhiên, họ cực lực phản đối. Việc không làm gì khi mà Gadhafi có vẻ như sắp chiến thắng trong cuộc nội chiến ở Libya sẽ phơi bày sự yếu kém của những nước từng muốn ông ta ra đi.

Trong khi nguyên nhân của việc Anh và Pháp hăng hái quá mức ở Libya còn chưa ngã ngũ, thì bạn đồng minh lớn của họ - nước Mỹ - đã tuyên bố về “sứ mệnh lãnh đạo liên quân” của mình. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chiến dịch tấn công, nếu như Anh và Pháp đang cố gắng “làm thay” vai trò của Mỹ.
 
 
>> Video phóng tên lửa hành trình vào Lybia

 
(Tổng hợp)
 
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc