Hài hước chuyện thông gia hăm hở chạy đua tri thức

14:37, Thứ ba 31/01/2012

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Có thất bại mới thấy thấm thía, hai gia đình đều thấy mình đã sai lầm khi đáng ra nên củng cố tình cảm giữa hai bên thì lại đi ganh đua nhau những chuyện không đáng.

(Phunutoday) - Thấm thoát đã gần nửa năm hai bên thông gia quay cuồng trong “cuộc chạy đua tri thức”. Ngẫm lại, cả hai bên thấy tốn không biết bao tiền bạc, thời gian, công sức… mà kết quả chẳng thu được là bao. Thậm chí, còn làm trò cười cho thiên hạ.

[links()]
Mấy hôm nay, chủ đề hot nhất đối với người dân thị trấn này chính là chuyện Kha và Nhung sắp làm đám cưới: Chẳng là hai bên thông gia: bố mẹ Kha và bố mẹ Nhung vốn từ lâu đã rất ganh ghét nhau, thậm chí họ còn tuyên bố không đội trời chung.

Gia đình bà Đào, ông Khang (bố mẹ Kha) và gia đình bà Ngoan, ông Sơn (bố mẹ Nhung) vốn là hai gia đình có xưởng chế tác đồ gốm sứ gia truyền ở ngay cùng một con phố nhỏ của thị trấn.
 
Một vài năm gần đây, xã hội phát triển, “phú quý sinh lễ nghĩa”, và đương nhiên những cửa hàng gốm sứ và đồ thờ cúng của cả làng nghề bỗng giàu lên nhanh chóng. Ở thị trấn này, hai gia đình có tay nghề vững vàng và thâm niên lâu năm nhất chính là nhà ông Khang và ông Sơn.
 
Cũng không biết có phải vì lý do cá nhân, hay bởi còn lý do nào khác mà người ta thấy hai gia đình luôn luôn ngấm ngầm ganh đua nhau, tranh giành mối khách của nhau, tranh ngôi vị “nghệ nhân vương” ở thị trấn này.
 
Nếu nhà ông Khang cho ra một sản phẩm mới, thế nào nhà ông Sơn cũng sẽ ra một sản phẩm khác sau vài hôm. Nếu ông Sơn cải thiện hệ thống lò nung, ông Khang cũng sẽ thuê hẳn kỹ sư ở Hà Nội tư vấn để lắp đặt hệ thống lò nung mới… Hai gia đình ganh đua nhau ra mặt trong không chỉ trong kinh doanh mà trong tất cả các mặt của cuộc sống.
 
 Hai gia đình đều thấy mình đã sai lầm khi đáng ra nên củng cố tình cảm giữa hai bên thì lại đi ganh đua nhau những chuyện không đáng. (Ảnh minh họa)
Hai gia đình đều thấy mình đã sai lầm khi đáng ra nên củng cố tình cảm giữa hai bên thì lại đi ganh đua nhau những chuyện không đáng. (Ảnh minh họa)

Kha và Nhung cùng học đại học ở Hà Nội, không hiểu hai đứa gặp nhau, yêu nhau như thế nào mà đùng một cái Khang về nhà, dắt theo Nhung và tuyên bố Nhung đã có bầu, phải cưới gấp.  Vậy là “bằng mặt mà không bằng lòng” hai gia đình gặp nhau, cùng phải cố tỏ ra bình thường để trở thành thông gia của nhau, nhưng thực ra trong lòng họ, sự ấm ức vẫn còn hiện hữu.
 
Nhung về làm dâu nhà Kha mà bị đối xử như người xa lạ, bố mẹ chồng không những không coi cô như người nhà mà luôn bắt cô phải tránh xa các công việc kinh doanh, có lẽ ông Khang bà Đào sợ nhung sẽ tiết lộ bí quyết gia truyền cho nhà thông gia. Bố mẹ Nhung cũng đối xử với Kha rất khách sáo và cảnh giác cao, lúc nào ông Sơn cũng sợ mình sẽ trở thành một An Dương Vương thời hiện đại nên rất cảnh giác ông con rể “Trọng Thủy”.
 
Hôm ấy là chủ nhật, có đoàn khách Tây từ Hà Nội vào xem hàng, bố mẹ Khang không biết tiếng Tây nên rất lúng túng, rất may có Nhung giúp đỡ nên họ cũng bán được khá nhiều hàng. Chẳng biết vô tình hay hữu ý, Nhung còn buông một câu:
 
“Bố mẹ con cũng đang đi học ngoại ngữ, những tình huống giao tiếp hàng ngày ông bà có thể nói được bình thường”. Lời nói chẳng khác nào gáo nước lạnh dội xuống đầu vợ chồng ông Khang, ông tức lắm và quyết tâm bằng giá nào cũng phải đi học ngoại ngữ cho bằng được.
 
Để tiện cho việc kinh doanh, ông Khang bà Đào thuê hẳn một gia sư về dạy. Học mới biết, sao mà tiếng Anh khó thế. Thực ra, ngày xưa khó khăn, ông bà mới chỉ học hết lớp 3 đã phải nghỉ học, bây giờ bảo học ngữ pháp tiếng Việt có khi còn khó, huống chi  là học tiếng Anh. Thế nên hàng ngày, hình ảnh cô giáo trẻ cùng hai “học trò” ngày ngày đánh vật với a, b, c … khiến bao nhiêu người phải buồn cười.
 
Mất cả tháng miệt mài, họ mới học xong bảng chữ cái tiếng Anh, cô giáo cũng vất vả, mà học trò cũng mệt bở hơi tai. Thấy tình hình có vè khó khăn, ông Khang đề nghị: “Hay là không học viết nữa, chỉ cần học nói thôi, mình chỉ cần nói cho Tây nó hiểu là được mà”.
 
Quả thực, học nói có dễ hơn thật, chẳng mấy chốc họ đã biết nói: “hello, good bye, how are you…”, họ còn nói được giá cả, đắt rẻ, thời tiết… ông Khang bà Đào hỉ hả lắm, gặp thông gia thay vì chào họ cũng nói “hello” rồi thì “goodbye” như ai, thậm chí họ nói những câu vừa tiếng Việt lại vừa tiếng Anh khiến ai cũng phải phì cười:
 
“Hôm nay, ít rên” (hôm nay, it’s rain - nghĩa là hôm nay trời mưa), hay “cho tôi ít sugờ (suger- đường) để tôi uống cô phi (coffee - cà phê)…. Ông Sơn cũng không chịu kém: “Nhà tôi thì chỉ quen uống ti (tea - trà) với nước lê mon (lemon- chanh) thôi, “ông bà ở lại chơi chờ rên  sờ tốp (rain stop) rồi hãy về (ông bà ở lại chơi chờ mưa tạnh rồi hãy về)…
 
Thấy thông gia đã biết “Tiếng tây”, ông Ngoan và bà Sơn lại cảm thấy “bứt rứt”, họ tự nhủ “đã thế, phải đi học vi tính”, thời buổi hiện đại, cái gì cũng phải “vi tính hoá” mới oách, mình phải đi trước thông gia một bước mới được.
 
Chuyện gia đình thông gia sắp học vi tính bỗng đến tai nhà ông Khang nhanh chóng, ông bà cũng mua ngay bộ dàn máy tính mười mấy triệu về để học. Thế là hai gia đình, hai bộ máy vi tính đời mới đã nối mạng, hai gia sư lại ngày ngày “miệt mài” học tập.
 
Ông Khang thấy, sao mà cái máy tính hiện đại thế, cái máy nho nhỏ thế mà làm được bao nhiêu việc, có thể đọc thời sự, xem phim, nghe truyện ma, chơi điện tử… rồi soạn thảo văn bản, quản lý công việc bán hàng, nhập nguyên liệu…. Nhưng mà công nhận là học máy tính còn khó hơn cả học tiếng Anh.
 
Nguyên việc tắt và bật máy vi tính đã đủ rắc rối, sao lại mỗi khi tắt lại phải đóng hết các chương trình lại, phải vào sờ tát (start), rồi mới sút đao (shutdown) thì nó mới chịu tắt, nhiều khi thầy về, bí quá, ông rút luôn ổ cắm cho nó tắt ngấm luôn.
 
Học mãi mà vẫn chưa thể lập được cái bảng tính exel, soạn thảo một trang văn bản có khi mất cả nửa ngày. Ông Sơn và bà Ngoan cũng lúng túng không kém, học được mấy hôm, kỹ năng mà ông Sơn thành thạo nhất lại chính là “chơi điện tử”, cho ông soạn thảo văn bản thì ông dùng hai ngón tay trỏ mổ cò từng chữ một, có hôm đang làm việc, Nhung nhận được điện thoại của ông Sơn, giọng nói rất hốt hoảng:
 
“Con ơi, bố đang soạn thảo văn bản, không biết bố ấn nút nào mà chỉ thấy một bãi cỏ xanh”… khiến Nhung và các đồng nghiệp được phen cười nghiêng cười ngả (chắc đang soạn thảo văn bản ông nhấn nút đóng cửa sổ, thế là màn hình desktop hiện ra).
 
Sau khi kết thúc ba tháng học hành nghiêm chính, cả hai bên cũng phần nào biết được cách sử dụng máy tính và một số thao tác cơ bản. Nhưng cả hai bên đều cay đắng nhận ra, học để biết thì được, nhưng học để mà có thể quản lý được việc kinh doanh trên máy tính chắc chắn họ còn phải mất cả khoảng thời gian dài nữa… Nhưng thế cũng khá lắm rồi, hai bên đều tự AQ: bây giờ chúng tôi đâu có kém gì nhau, đêu có kém gì lớp trẻ, chúng tôi biết vi tính, lại biết cả tiếng Tây….
 
Cuộc chạy đua tri thức không dừng lại ở đó, bà Đào không biết nghe ở đâu mà về tuyên bố: “Khiêu vũ cũng là tri thức trong thời đại mới” và sôi sục đăng ký học ngay một lớp khiêu vũ cổ điển. Với suy nghĩ đơn giản: “Hai lần trước việc học liên quan đến việc vận dụng trí tuệ nên hơi khó vào đầu, học khiêu vũ chỉ đơn thuần là vận động cơ thể nên chắc sẽ dễ dàng”.  Bà Ngoan và ông Sơn biết thông gia đi học khiêu vũ cũng không chịu kém cạnh đăng ký học ngay một lớp.
 
Thế là người ta lại thấy hai đôi vợ chồng tóc đã muối tiêu, sắm sửa nào giầy, nào áo tối tối đua nhau đi học khiêu vũ. Ngay sau hôm đầu tiên đi học, khắp người bà Đào đau nhức ê ẩm, thậm chí bà chẳng buồn dậy ăn cơm, bà nghĩ; “Quái lạ, ngày xưa mình gánh băng băng cả tạ gạo mà không thấy làm sao, nay học mấy cái động tác uốn éo lắc hông mà người đau thế chứ”.
 
Học thêm vài buổi, bà thở dài thườn thượt: nghĩ bụng tưởng học dễ dàng, ai dè cũng khó chẳng kém gì học vi tính và học ngoại ngữ, nhất là cái khoản nhảy phải đúng nhịp với nhạc, cái này bà tập mấy lần nhưng khó quá, lần thì giẫm vào chân ông Khang, lần thì giẫm vào chân “hàng xóm”… có lần, bối rối thế nào bà vướng ngay vào chân váy và ngã bổ nhào trên sàn tập, khiến ai có mặt cũng phải buồn cười.
 
Nhà bà Ngoan ông Sơn cũng thấy chán nản không kém, do không quen đi giầy khiêu vũ, chân hai ông bà phồng rộp hết lên, thậm chí, ông bà gần như không thể đi được… thế là chẳng ai bảo ai, hai cặp vợ chồng già đều lặng lẽ rời khỏi sàn tập.
 
Thấm thoát đã gần nửa năm hai bên thông gia quay cuồng trong “cuộc chạy đua tri thức”. Ngẫm lại, cả hai bên thấy tốn không biết bao tiền bạc, thời gian, công sức… mà kết quả chẳng thu được là bao.

Thậm chí, còn làm trò cười cho thiên hạ. Ngoảnh đi ngoảnh lại, công việc kinh doanh có phần trì trệ hơn, doanh số bán hàng giảm đi trông thấy, và rất lâu hai bên đều không sáng tạo ra sản phẩm mới nào. Người ta đã thấy thấp thoáng đâu đó một vài gia đình đang tăng tốc ngấp nghé ngôi vị “nghệ nhân vương” của hai ông Sơn và Khang.
 
Có thất bại mới thấy thấm thía, hai gia đình đều thấy mình đã sai lầm khi đáng ra nên củng cố tình cảm giữa hai bên thì lại đi ganh đua nhau những chuyện không đáng. Hôm nay nhà ông Sơn tổ chức bữa cơm thịnh soạn mời cả gia đình thông gia sang dự. Ông Sơn trịnh trọng phát biểu ý kiến:
 
“Học hỏi điều mới mẻ là điều nên làm, nhưng chúng ta cũng cần lựa chọn học những thứ phù hợp với tuổi tác, bây giờ chúng ta đã có tuổi, năng lực có hạn mắt không còn tinh, tai không thính, chúng ta không thể chạy đua với lớp trẻ.
 
Có thể ngoại ngữ và vi tính chúng ta không biết, nhưng trong lĩnh vực gốm sứ chúng ta đều những nghệ nhân giỏi, điều này có khi lớp trẻ học cả đời chưa chắc đã làm được. Đây là điều rất đáng để hai gia đình chúng ta tự hào”. Ông nói xong, cả nhà rầm rầm vỗ tay hưởng ứng.
  • Gia Linh

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc