Nghi thức trình đồng, mở phủ là một nghi thức tối cao nhất trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, là sự khẳng định đồng nhân với thánh mẫu đình thần Tam, Tứ phủ. Nguyện cắt tóc làm tôi, nối đời làm con với nhà thánh để từ đây nguyện cầu cho quốc thái dân an, sống tốt đời đẹp đạo.
Ngày 1/12/2016, “Tín ngưỡng thờ mẫu” vừa trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Thanh đồng Hoàng Tiến Hưng cho biết: “Nghi lễ thờ mẫu tam phủ của người Việt trong đó có nghi thức thờ cúng, trang phục, âm nhạc. thì việc bảo tồn phát huy lề lối cổ trong nghi thức hành đàn, mở phủ là rất quan trọng. Nó có sự tập trung cao về cách hành đàn, là những nghi thức quan trọng nhất trong nghi lễ thờ cúng tam phủ, tứ phủ, thể hiện được đầy đủ của bốn phủ”.
Mỗi phủ đó đều có một mẫu, một vua và các vị ở trong phủ đó cai quản, và đức thần chủ (mẫu Liễu Hạnh) nổi lên với vai trò ở 2 phủ: Thiên phủ và Địa phủ. Nhưng thánh mẫu chỉ giáng phàm vào đồng nhân ở vai trò mà chủ giáo đàn nên mỗi phủ đó có một quan lớn trong 5 quan lớn theo sắc áo để theo sắc của hành đàn về phủ đó hành lễ.
Trình tự một buổi hầu đồng
Bắt đầu buổi hầu đồng người ta đặt các lễ vật lên hương án. Người hầu đồng để các dụng cụ lên chiếu đồng, bước lên chiếu đồng, lấy hoa xoa lên mặt, quần áo rồi vẩy xung quanh để tẩy uế. Cung văn lên giây đàn, dạo nhạc, hát văn cộng đồng.
Ba động tác tiên khởi mà người hầu đồng phải làm là: Chấp tay chờ cho phụ đồng phủ khăn diên lên đầu trùm cả tay xong thì đưa tay lên trán rồi bước chân trái lên một bước, chân phải chụm lên với chân trái, lặp lại thêm hai lần mới quỳ xuống. Người hầu đồng làm lễ vái dập người, hai tay chống xuống chiếu, mặt úp sát, vái ba lễ. Sau đó đứng dậy đi dật lùi ba bước về vị trí cũ. Giá đệ nhất được bắt đầu.
Cũng như giá đầu, khi sang một giá khác, người hầu đồng sau khi thay đổi trang phục và lễ cụ sẽ bước lên chiếu đồng, cung văn chuẩn bị tấu nhạc. Người hầu đồng, chit xoa khăn vái, ngồi xếp bằng. Người phụ đồng kính cẩn đưa một chiếc khăn phủ diện mầu đỏ. Hầu đồng cầm khăn, vái mấy vái rồi phủ lên đầu, hai tay cầm hai mép khăn phủ ở đầu gối. Một lúc sau đầu hầu đồng lắc lư, đảo đảo rồi bất ngờ hét lên một tiếng, chỉ ngón trỏ trái lên trời. Đó là dấu hiệu giá quan lớn đệ nhất nhập đồng.
Kết luận
Gốc của đạo Mẫu và hầu đồng của người Việt là ở miền Bắc, sau này theo chân của người di dân vào miền Nam và lên Tây Nguyên. Hầu đồng ở Bắc Bộ mang tính kinh điển, uy nghi, khuôn phép. Hầu đồng ở Nam Bộ, nhất là Sài Gòn thì cởi mở, vui nhộn, dân dã hơn. Ở Huế, ngoài kiểu hầu đồng nghi lễ, còn có hầu đồng tập thể, gọi là Đồng vui, nhất là vào dịp tháng ba giỗ Thánh Mẫu Mẫu Thiên Ya Na, rước Mẫu trên sông Hương về Điện Hòn Chén.
Hiện nay ở một số trường đã đưa hầu đồng trở thành một môn học trong tín ngưỡng dân gian. Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch đã công nhận hầu đồng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và đang cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định chuẩn bị hồ sơ để trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Chúng ta đang cố gắng giữ gìn sự trong sáng của Đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng. Đạo Mẫu vẫn chưa chính thức công khai, có văn bản thể hiện giáo lý, kinh sách. Nên chăng đã đến lúc cần công nhận, tổ chức Đạo Mẫu, nghi lễ hầu đồng để khẳng định và phát triển một tín ngưỡng lành mạnh, một chỗ dựa tâm linh của người Việt.