Nghỉ hưu
Khi bạn đến độ tuổi 45 thì bạn có còn muốn làm việc không? Thực tế thì trong thời đại đề cao tiền bạc như ngày nay thì ai cũng làm việc đến già để giải quyết nỗi lo cơm áo, gạo tiền. Nhưng vì công việc có áp lực cạnh tranh lớn và thị trường lao động ngày càng nóng hơn, điều đó có nghĩa những người đến tuổi trung niên sẽ dần bị loại bỏ.
Điều này đã trở thành một quy luật bất khả kháng. Khi mà trình độ, năng lực của bạn vẫn tốt nhưng sức khỏe và độ tuổi lại không còn phù hợp.
Tuổi trẻ mất việc, nhảy việc thì vẫn có nhiều cơ hội.Nhưng thất nghiệp tuổi trung niên thì là cơn ác mộng thực sự vì bản thân họ phải là chỗ dựa cho người khác, không thể "vô ưu vô lo" qua ngày.
Bởi thế nên đây chính là đại họa thứ nhất mà chúng ta cần phải học cách thích nghi. Không có công việc nào kéo dài mãi mãi.
Áp lực về sức khỏe
Tuổi thọ trung bình đã tăng lên, vậy tại sao tuổi trung niên vẫn khủng hoàng sống khỏe. Thực chất thì một người sống đến 50 tuổi, 70 tuổi hay 90 tuổi thì đều không đem tới quá nhiều ý nghĩa khác biệt.
Nhiều người cao tuổi lúc nào cũng phải đối diện với gánh nặng bệnh tật kép và mắc các bệnh như mạch vành, huyết áp, tiểu đương. Những người trung niên hiện đại phải đối mặt với chi phí sinh hoạt cao nên sẵn sàng đánh đổi "tuổi thọ" để kiếm tiền, đồng nghĩa với việc sức khỏe của họ không ngừng giảm xuống, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tiền càng ngày càng ít
Điều khiến người đến tuổi trung niên trăn trở nhất chính là họ dùng cả thanh xuân để kiếm tiền, nhưng tới lúc già, mất năng lực tài chính, số tiền trong tay lại càng ngày càng ít đi.
Con cái cần được đi học, kết hôn rồi sinh con, nhà cửa phải sắm sửa, các hóa đơn cần thanh toán, giá cả tăng lên một cách nhanh chóng. Bên cạnh những tác động tiêu cực, thì tuổi trung niên cũng có những mặt tích cực. Nhiều người trải qua biến cố thì biến đồng cảm với người khác hơn. Thế nên đừng quá lo lắng hay chạy trốn khỏi khủng hoảng. Thay vào đó hãy đối mặt và tìm cách vượt qua.