Hé lộ "bảng lương" của phi hậu nhà Thanh: Bảo sao ai cũng phải đấu đá tranh sủng, không từ thủ đoạn

16:52, Chủ nhật 25/02/2024

( PHUNUTODAY ) - Dù không phải quan lại đảm đương việc triều chính nhưng vào thời nhà Thanh, các phi tần trong hậu cung cũng có tiêu chuẩn đãi ngộ và hệ thống thưởng phạt riêng.

Dù không phải quan lại đảm đương việc triều chính nhưng vào thời nhà Thanh, các phi tần trong hậu cung cũng có tiêu chuẩn đãi ngộ và hệ thống thưởng phạt riêng. Dù không phải quan lại đảm đương việc triều chính nhưng vào thời nhà Thanh, các phi tần trong hậu cung cũng có tiêu chuẩn đãi ngộ và hệ thống thưởng phạt riêng. Cùng tìm hiểu "bảng lương" của các phi hậu nhà Thanh. Chế độ chênh lệch khá cao nên ai cũng phải đấu đá, tranh sủng không từ thủ đoạn.

"Bảng lương" của các phi hậu nhà Thanh

Ít ai biết rằng, dù có cuộc sống trong nhung lụa với người hầu kẻ hạ, hoàng hậu, phi tần cũng không hề được tiêu xài phung phí, xa hoa mà chỉ được tiêu pha trong khoản bổng lộc mà mình nhận được.

phi-tan-nha-thanh-1

Được biết, cũng giống như những chức quan trong triều, tiền "lương tháng" của những phi tần, hoàng hậu triều Thanh đều được chia theo cấp bậc và được chia thành nhiều vật phẩm như lương thực, tiền, đồ trang sức,....Cụ thể:

+ Hoàng hậu sẽ là người có cấp bậc cao nhất trong Hậu cung được hưởng 1000 lượng bạc/năm.

+ Hoàng quý phi, người có vị thế thứ 2 sau Hoàng hậu sẽ được hưởng khoảng 800 lượng bạc/năm.

+ Bậc thứ 3 là Quý phi sẽ nhận được 600 lượng bạc/năm.

+ Những cấp bậc sau như Phi vị, Tần vị, Quý nhân và Thường tại sẽ lần lượt được nhận số lượng bạc là 300, 200, 100 và 50 lượng.

Tuy nhiên, đây chỉ là số bổng lộc được quy định trong sổ sách. Thực chất, ngoài việc nhận được một khoản thù lao cố định từ nội vụ, các phi tần trong cung còn có thể nhận được nhiều vật phẩm đắt tiền như lụa, sa tanh, lông chồn, đồ trang sức và các vật phẩm quý hiếm được các nước khác cống nạp.

Bên cạnh đó, phòng của các phi tần thời nhà Thanh còn được trang bị ấm trà bạc, thìa bạc, đũa răng khảm bạc, ấm bạc, đũa bạc, đĩa sứ, bát sứ, đồng hồ sứ, cốc sứ và các vật dụng đắt đỏ khác.

Hơn nữa, vào ngày sinh nhật của thái hậu hoặc hoàng hậu, hoàng đế và quan viên các nước cũng sẽ tặng quà, những phi tần khác cũng sẽ nhận được món quà không hề nhỏ. Ví dụ, vào ngày sinh nhật của hoàng hậu, hoàng đế sẽ tặng 90 lạng vàng, 900 lạng bạc, 9 tấm sa tanh, 9 tấm sa tanh, 9 tấm Ninh lụa, 9 tấm lụa cung đình....

Khi phi tần trong cung sinh con hoặc hoàng tử đầy tháng, hoàng đế cũng sẽ tặng phong bao đỏ để tượng trưng cho may mắn kèm theo là những thứ như vàng bạc châu báu. Vì vậy, cuộc sống của các phi tần trong triều đại nhà Thanh vẫn rất sung túc, dư dả.

Ngạc nhiên với cuộc sống của các phi tần chốn hậu cung thời nhà Thanh

phi-tan-nha-thanh-9

Mặc dù trong cung rất coi trong việc làm đẹp nhưng bị hạn chế vận động nên cơ thể của các phi tần hay ốm yếu và có nhiều bệnh tật. Đặc biệt, không phải ai cũng được sống xa hoa. Các phi tần đa phần là cô độc, đã thế không được vận động nhiều nên ai cũng yếu ớt và lắm bệnh tật. Do đó, thuốc thang như một người bạn giúp bồi bổ khí huyết.

Nhưng đối với họ, yếu tố “đẹp” rất quan trọng. Đẹp gương mặt, tóc tai là chưa đủ mà còn phải đẹp cả về trang phục mà họ mặt trên người. Ngày nào cũng vậy, họ đều tranh thủ rửa mặt bằng nước ấm, đắp mặt nạ, dùng son Tô Châu. Đặc biệt, họ cũng dùng nhiều các loại cao đánh răng Đông y để chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Đã vào cung thì bảo đảm cuộc đời nhàn hạ. Nhưng ai không được sủng ái thì bảo đảm là đời cô độc. Khi rảnh rỗi, họ sẽ hút thuốc, đánh bài, thêu thùa để giết thời gian. Tính ra đã yếu mà còn có thú vui không lành mạnh thì đúng là càng ngày càng yếu hơn.

Mỗi địa vị sẽ được chia phần ăn một cách khác nhau. Chẳng hạn, hoàng quý phi được chia 6kg thịt lợn, trong khi quý phi là 4,9kg, phi được 4,5 kg, thiếp chỉ được 3,4 kg. Bởi nói ai cũng xa hoa thì chưa chắc. Ngay cả với việc chụp ảnh với người nước ngoài thì chỉ phụ nữ địa vị cao mới có cơ hội.

Nữ giới hậu cung nhà Thanh cũng được tuyển chọn có phạm vi, đó là những “Kỳ nữ” thuộc Bát Kỳ Mãn Châu - Mông Cổ - Hán Tộc. Đó là do họ muốn duy trì huyết thống nội bộ, đồng thời đảm bảo luôn có “tú nữ” cho hoàng đế. Kỳ nữ từ 13 đến 17 tuổi, chưa kết hôn đều phải ứng tuyển.

Bộ hộ sẽ có chức năng lưu lại danh sách các cô gái được được tuyển làm tú nữ để hoàng đế chọn làm phi tần sau này hoặc ép gả cho hoàng tử hay hoàng thân. Khi đến tuổi thành hôn, các hoàng tử sẽ rà soát lại để cưới làm vợ.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm