Thái giám luôn sợ hãi khi hầu hạ phi tần tắm rửa? Tại sao?

21:34, Thứ ba 20/02/2024

( PHUNUTODAY ) - Thực tế, thái giám luôn cảm thấy sợ hãi mỗi khi hầu hạ các phi tần tắm. Việc này có gì nặng nhọc mà khiến họ sợ hãi đến vậy?

Thời kỳ phong kiến, hậu cung ba nghìn giai lệ, do đó số lượng thái giám phục vụ trong hậu cung vô cùng nhiều. Thực tế, thái giám luôn cảm thấy sợ hãi mỗi khi hầu hạ phi tần làm chuyện này.

Công việc thái giám luôn cảm thấy sợ hãi mỗi khi hầu hạ phi tần

Để có thể phục vụ trong hậu cung của Hoàng đế, trước khi vào cung, các thái giám phải trải qua quá trình tịnh thân. Các thái giám bị tước đi đặc điểm thể chất sau quá trình tịnh thân và không còn vai trò xã hội truyền thống như những người đàn ông.

thai-giam-so-hai-hau-ha-phi-tan-tam-rua-1

Túc trực bên cạnh phi tần, một trong những nhiệm vụ mà thái giám phải làm mỗi ngày là hầu hạ các nàng tắm rửa. Tuy nhiên, nỗi đau và thách thức đằng sau công việc này mà thái giám phải chịu ít ai có thể hiểu nổi. Mặc dù tiếp xúc gần gũi với phi tần của Hoàng đế trong hậu cung, họ luôn bị giới hạn trong vai trò của kiếp người hầu trung thành. Sự tồn tại của thái giám vừa là sự đảm bảo cho trật tự của hậu cung vừa là sự ràng buộc đối với số phận của chính họ. Họ sống trong một môi trường đầy những điều cấm kỵ và nguy hiểm, phải đối mặt với vô số căng thẳng về tâm lý và cả thể chất.

Thái giám phải rất cẩn thận trong mối quan hệ với phi tần. Trong khi hầu hạ các nàng tắm, họ cần phải đối mặt một cách tự nhiên nhất với cơ thể của phi tần. Đây chắc chắn là một thử thách rất lớn đối với thái giám, người vốn sinh ra là nam giới. Họ phải kiểm soát chặt chẽ hành vi và cảm xúc của mình để không vượt qua ranh giới, trong khi vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ một cách chuyên nghiệp và đủ lễ nghi. Nếu có hành vi bất kính với người phụ nữ vốn thuộc về Hoàng đế, thái giám chắc chắn đối diện với kết cục bi thảm nhất.

Ngoài ra, các thái giám cũng phải nhạy bén trong việc quan sát và tinh tế nhận ra những chuyển biến tâm lý của phi tần trong lúc tắm. Họ cần hiểu tính cách, sở thích và nhu cầu của các nàng để làm công việc của mình tốt hơn. Đồng thời, họ cũng cần phải đối phó với các tình huống bất ngờ khác nhau, chẳng hạn như sự thay đổi tâm trạng của phi tần và sự cố bất ngờ xảy ra trong quá trình tắm rửa, để đảm bảo rằng nhiệm vụ này được thực hiện một cách an toàn và suôn sẻ.

Trong quá trình tắm cho phi tần, các thái giám đã phải chịu đựng không chỉ nỗ lực thể chất, mà còn nhiều thách thức về kỹ thuật và cảm xúc khác nhau. Điều kiện tắm trong thời bấy giờ kém xa so với thời hiện đại, họ cần chuẩn bị nhiều nước nóng, pha hương liệu và thậm chí chà xát cho các phi tần bằng tay của mình. Quá trình này thường mất ba hoặc bốn giờ đồng hồ và phi tần chỉ việc ngồi yên trong bồn mà không cần động tay chân, khiến đa số thái giám đều kiệt sức sau mỗi lần hầu hạ các nàng tắm rửa.

Quan trọng hơn, các thái giám cần liên tục kiềm chế cảm xúc và ham muốn bên trong. Mặc dù họ mất đi đặc điểm nam tính, nhưng nội tiết tố nam vẫn được tiết ra. Họ nhận thức rõ về thân phận và giới hạn của chính mình, và hiểu rằng họ chỉ là nhóm hạ nhân thấp kém, không có cơ hội lọt vào mắt xanh của phi tần, hay đủ sức để đối đầu với Hoàng đế, người đứng đầu thiên hạ.

Tóm lại, công việc của thái giám hầu hạ phi tần tắm đầy đau khổ và thử thách. Họ không chỉ bị giày vò về mặt thể chất, mà còn phải chịu đựng sự tra tấn về tâm lý và cảm xúc. Trong mắt họ, công việc này chính là một bài kiểm tra và rèn luyện tinh thần.

Thái giám vẫn có thể “lấy vợ”

thai-giam-so-hai-hau-ha-phi-tan-tam-rua-4

Cũng do mối liên kết qua lại giữa hậu cung và thái giám mà đã sản sinh ra tình trạng: Thái giám nạp thiếp (lấy vợ). Thái giám lập gia đình với phụ nữ chủ yếu để thoát khỏi sự cô đơn. Họ bị thiên hạ coi thường nên khát khao được xoa dịu bởi sự ấm áp của người vợ. Điều này hoàn toàn dễ hiểu.

Hầu hết vợ của các thái giám đều là nữ quan trong cung. Vì cuộc sống trong cung cấm tách biệt với thế giới bên ngoài, chỉ nữ quan mới có thể kết đôi với thái giám, để họ nương tựa vào nhau. Thái giám đã mất đi khả năng của đàn ông, cũng không phải là phụ nữ, nên tâm sinh lý bị méo mó, trái tim không còn nơi nương tựa. Do đó, tính cách của họ rất bất thường. Họ khóc và tức giận vô cớ chỉ vì một chuyện nhỏ nhặt. Khi thấy ai mạnh hơn mình, họ sẽ van xin, cúi đầu phục tùng, thể hiện sự tự ti, yếu đuối.

Tính cách khó lường khiến người ta không muốn ở bên họ. Vì cô đơn lạc lõng nên sự trống trải trong lòng khiến họ khát khao được quan tâm, “lấy vợ” để vơi đi sự quạnh hiu này. Đương nhiên thái giám lấy vợ ở đây chỉ mang tính hình thức và được hiểu ngầm trong cung, chứ không có bất kỳ nghi thức tổ chức rình rang nào. Phi tần hiểu được nỗi khổ của thái giám, cũng như trân trọng mối quan hệ chủ-tớ giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn nên cũng nhắm mắt làm ngơ, thậm chí còn ủng hộ việc này.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm