Hoàng đế thời xưa làm gì vào dịp Tết?

( PHUNUTODAY ) - Tết của vua chúa ngày xưa thực tế không hề diễn ra xa xỉ, tốn kém, trái lại còn có phần “giản đơn”, với chủ yếu là các hoạt động mang ý nghĩa tâm linh, thiết thực. Hầu như không có chuyện ăn chơi quá đà.

Lịch trình dày đặc dịp Tết của hoàng đế

Hoàng đế là người đứng đầu một đất nước, mỗi dịp Tết đến ắt hẳn cách đón Tết sẽ khác xa với người dân bình thường. Điển hình như việc lễ bái đầu năm, mỗi một triều đại sẽ có hình thức cúng bái khác nhau. Vào thời Tần, hoàng đế vào ngày đầu năm mới sẽ tổ chức 1 lễ bái tổ tiên, thiên địa.

Đến các triều đại Ngụy - Tấn – Nam – Bắc Triều, hoàng thượng phải tiến hành duyệt binh. Vào thời Đường nhà vua cho phép quan quân trong triều được nghỉ Tết để bản thân có thể tạm ngừng việc giải quyết chính sự. Triều Minh vào dịp Tết là quan quân được nghỉ phép tận một tháng.

Empty

Khi đến Tết, các chùa chiền miếu mạo sẽ tổ chức rất nhiều hoạt động để mọi người cùng tham gia, không khí vô cùng náo nhiệt.

Vào ngày mùng 1 Tết, hoàng đế sẽ tổ chức 1 buổi lễ cúng bái tổ tiên và 1 buổi thiết triều lớn. Vì là buổi chầu năm mới nên hình thức tổ chức vô cùng trang trọng, các quan đại thần sẽ tiến hành chúc Tết hoàng thượng. Đến thời Thanh, quan lại chỉ được nghỉ Tết trong 4 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp đến mùng 1 tết, còn về phía hoàng thượng tuy là dịp nghỉ Tết nhưng lịch trình lại vô cùng dày đặc.

Lịch trình cụ thể của hoàng đế sẽ thế nào?

Dựa trên dữ liệu thực tế từ cuốn " Chú ý sinh hoạt hằng ngày của Càn Long" và "lịch sử thảo" thì lịch trình các ngày Tết của vua Càn Long như sau: Lịch của Hoàng đế bắt đầu kể từ tháng Chạp, ngày mùng 1 tháng Chạp họa chữ Phúc, mùng 8 xem trượt băng; ngày 23 cúng ông Táo; ngày 24 duyệt đèn An Thiên, Vạn Thọ; ngày 26 dán câu đối đỏ, phong ấn và tiếp đãi chư hầu ngoại quốc; ngày 30 xem kịch, đón giao thừa, tiếp đãi chư hầu ngoại quốc; ngày mùng 1 Tết khai bút đầu xuân; mùng 2, mùng 3 xử lý triều chính tại Hoằng Đức điện; mùng 5 đến Viên Minh Viên; ngày Rằm tháng Giêng mở yến tiệc và tiếp đãi chư hầu nước ngoài.

Empty

Ngoài ra trong dịp lễ Tết Càn Long còn phải xử lý rất nhiều việc khác nữa ví dụ như cúng bái tổ tiên, đất trời; sắp xếp hôn sự cho các hoàng tử, công chúa. Nếu như từ ngoài nhìn vào có thể thấy rằng lịch trình này vẫn được tính là thảnh thơi nhưng sự thật không phải vậy, vua Càn Long còn phải xử lý thêm công việc từ phía Nội Các và quân sự, đây đều là những đơn vị chỉ được gửi thư mật cho vua.

Từ đầu tháng Chạp cho đến ngày 15 tháng giêng, Càn Long luôn rất bận rộn với lịch trình sắp xếp dày đặc. Hơn nữa, đây đều là những việc bắt buộc phải làm, không thể trì hoãn cũng không thể bãi bỏ.

Ngoài ra, dịp Tết là thời gian vô cùng quan trọng, vua cũng phải sắp xếp thời gian và trình tự công việc sao cho thật hợp lý để có thể ở bên các phi tần và con cái của mình, phát lì xì, cùng người thân ăn há cảo đón năm mới…. Có thể nói so với người dân bình thường hoàng đế đón Tết có lẽ mệt hơn nhiều.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link