Vị Hoàng đế chung thủy nhất lịch sử: Chỉ lấy 1 vợ, không chấp nhận "5 thê 7 thiếp"

( PHUNUTODAY ) - Đây là vị vua duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, khi chỉ lấy duy nhất 1 vợ, không nạp thê thiếp.

Ai cũng biết, thời phong kiến Trung Quốc xưa hoàng đế thường có nhiều cung tần, mỹ nữ, hậu cung có tời hàng ngàn giai lệ, đây được coi là chuyện bình thường và hiển nhiên. Tuy nhiên lại có 1 người là ngoại lệ.

Theo tài liệu cổ được sử sách ghi chép, vào thời nhà Đường, vua Đường Huyền Tông (685-762) có 24 phi tần. Tiếp đó, chốn hậu cung của vua Khang Hi (1654-1722) thời nhà Thanh có 67 phi tần. Thời Hoàng đế Càn Long (1711-1799) có 41 phi tần.

vua4

Nhưng vua Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường (1470-1505) được các chuyên gia sử học nhận định là một vị Hoàng đế rất đặc biệt.

Ông là vị vua "có một không hai" trong lịch sử Trung Quốc thời phong kiến khi cả cuộc đời chỉ sống chung thủy với một người vợ duy nhất. Bà là Hoàng hậu Trương Thị. Chốn hậu cung của vị vua này cũng không có cảnh tượng "5 thê 7 thiếp" như nhiều Hoàng đế khác.

Minh Hiếu Tông là vị Hoàng đế thứ 10 của triều đại nhà Minh. Ông trị vì 18 năm, lấy niên hiệu Hoằng Trị, nên còn gọi là Hoằng Trị Đế.

Các sử gia đã ghi nhận thời kỳ này Hoằng Trị đế là một trong những vị Hoàng đế rất đáng nhận nhiều lời tán dương của nhà Minh. Thậm chí, ông còn được so sánh với Minh Thành Tổ.

vua

Dưới sự trị vì của Minh Hiếu Tông, xã tắc nhà Minh thời kỳ đó có nền kinh tế ổn định, hưng thịnh. Ông cũng bãi chức nhiều quan tham, hoạn quan lộng hành, cải cách chính trị, trọng dụng hiền tài, giúp Đại Minh càng phồn thịnh.

Ở khía cạnh đời sống cá nhân, quan điểm của Hoằng Trị đế rất khác biệt so với nhiều đời vua trước đó. Khi thiết triều, nhiều đại thần dâng tấu xin vua nạp thêm phi tần nhưng ông đều từ chối.

Phải chăng Minh Hiếu Tông không đam mê nữ sắc hay còn nguyên nhân nào ẩn giấu?

Các nhà sử học khi nghiên cứu về Minh Hiếu Tông cho biết, ông sinh ra trong hoàn cảnh khó nhọc. Thời điểm mang thai ông, mẹ ông là Kỷ phi bị Vạn phi (sủng phi của Minh Hiến Tông) đố kỵ, ganh ghét.

Vạn phi đã sai người đầu độc Kỷ phi. Tuy nhiên, người cung nữ được giao nhiệm vụ này do thương xót Kỷ phi và đứa bé trong bụng nên tìm cách cho hai mẹ con một đường sống.

vua1

Kỷ phi sau khi sinh con trai phải nuôi con lén lút trong lãnh cung. Tới khi Minh Hiếu Tông lên 6 tuổi mới được gặp cha là Hoàng đế Minh Hiến Tông lần đầu.

Sau này, khi Minh Hiếu Tông được lập làm Thái tử, Vạn Quý Phi đã hạ độc vào thức ăn rồi mời ông tới dùng bữa. Ngay từ nhỏ do sống trong sự khốn khó và được dặn phải cảnh giác cao độ nên Minh Hiếu Tông không ăn bất cứ thứ gì. Nhờ đó, ông thoát chết qua kiếp nạn này.

Vạn Quý Phi hiểu rằng, nếu Minh Hiếu Tông lên ngôi, người đầu tiên sẽ bị tiêu diệt là chính mình. Bà van xin Hoàng đế Minh Hiến Tông phế truất Thái tử.

Đúng thời điểm này trùng hợp với sự kiện núi Thái Sơn xảy ra động đất. Các quan trong triều đình vội dâng sớ, tâu với Hoàng đế rằng, đây là điềm báo từ trời đất, không thể phế truất Thái tử. Nhờ đó, Minh Hiếu Tông lại một lần nữa thoát nạn. 

Chứng kiến cảnh tranh giành, đố kỵ của nữ nhân giữa chốn hậu cung trở thành nỗi ám ảnh không thể xóa mờ khiến Minh Hiếu Tông quyết định cả cuộc đời chỉ gắn bó duy nhất với một người vợ, không nạp thêm phi tần. Ông chấp nhận gạt bỏ những lạc thú để dẹp loạn "sóng gió nơi hậu cung".

Theo sử sách cổ, cuộc sống của Hoằng Trị Đế và Trương Hoàng hậu diễn ra êm đềm, bình lặng. Họ có chung với nhau 2 con trai và một con gái.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link