'Hộp đen' của máy bay không phải màu đen, vậy nó có màu gì?

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người cho rằng hộp đen của máy bay có tên gọi như vậy vì màu sắc của nó. Tuy nhiên, trên thực tế, màu của hộp đen không phải là màu đơn.

Hộp đen máy bay là gì?

Trong các vụ tai nạn liên quan đến máy bay, bạn sẽ thấy hộp đen là thứ được nhắc đến rất nhiều. Đây là một thiết bị lưu trữ thông tin của chuyến bay, giúp các nhà chức trách biết được những gì đã xảy ra trên máy bay trước thời điểm tai nạn, góp phần tìm ra nguyên nhân của sự việc.

Hộp đen không phải màu đen

Khi nói đến hộp đen, nhiều người sẽ nghĩ rằng đây là một chiếc hộp màu đen. Tuy nhiên, trên thực tế, hộp đen có màu cam và kích thưởng khoảng 20x30cm.

Với các chuyến bay hoàn thành lộ trình một cách an toàn, dữ liệu trong hộp đen sẽ được dùng để các phi công rút kinh nghiệm học hỏi. Nếu chuyến bay có vấn đề không may xảy ra, đây sẽ là vật quan trọng đầu tiên mà người ta tìm kiếm.

hop-den-01

Dung lượng lưu trữ của hộp đen cũng có giới hạn. Nó có thể giữ thông tin về 2 giờ cuối cùng của chuyến bay. Mỗi hộp đen sẽ được cấu thành từ 2 thiết bị. Một là thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay (FDR), hai là thiết bị ghi âm thanh buồng lái (CVR). Trong đó, FDR ghi lại các thông tin về tốc độ gió, độ cao hay dòng chảy nhiên liệu. Đây là hai thành phần bắt buộc phải có trên các chuyến bay thương mại.

Người ta nhận thấy rằng đuôi máy bay là vị trí có tỷ lệ "sống sót" cao nhất trong các vụ tai nạn. Vì vậy, hộp đen thường được đặt ở đây.

Do tính chất quan trọng mà hộp đen cũng được thiết kế đặc biệt, có "sức chịu đựng" rất tốt. Nó có thể chịu được nhiệt độ 1.100 độ C trong vòng 3 phút liên tục và ở dưới nước với độ sau 6.100m trong vòng 30 ngày. Trong khoảng thời gian này, thiết bị sẽ liên tục phát ra các sóng siêu âm (mỗi giây một lần) tới khi nguồn điện dự trữ cạn kiệt.

Vì vậy, mỗi khi tai nạn máy bay xảy ra, người ta sẽ nhanh chóng tiến hành tìm kiếm hộp đen trước khi nó mất tín hiệu.

Tại sao hộp đen có màu cam?

Đến nay nhiều người không biết chính xác tại sao thiết bị lưu trữ dữ liệu trên máy bay lại được gọi là hộp đen. Một số người cho rằng nó được gọi là hộp đen vì nó mang những dữ liệu quan trọng.

Mục đích của việc thiết kế hộp đen có màu cam với các dải phản quang để dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm.

Rất hiếm trường hợp hộp đen máy bay bị phá hủy hoặc không được tìm thấy. Thông thường, sau khi tìm được hộp đen, các chuyên gia sẽ tiến hành phân tích các dữ liệu bên trong ngay lập tức nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sự cố. Thời gian của việc này sẽ mất khoảng 2-3 ngày. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ có một vài quốc gia mới có đủ công nghệ để giải mã dữ liệu của hộp đen.

Hiện nay, trên thế giới có 2 trường hợp tai nạn máy bay nhưng không thể tìm thấy hộp đen là vụ 2 chiếc máy bay lao vào Trung tâm thương mại Thế giới ở New York ngày 11/9/2001 và vụ mất tích MH370 năm 2014.

TAGS:hộp đen
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link