Hướng dẫn cách làm rượu tỏi: Thần dược rẻ tiền chữa thấp khớp hiệu quả ngay tại nhà

15:54, Thứ bảy 16/02/2019

( PHUNUTODAY ) - Trong tỏi có thành phần iốt và tinh dầu, song thành phần chủ yếu là chất allicin có công dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng ký sinh trùng...

Tác dụng của tỏi

Trong tỏi có chứa hoạt chất Phitoncid là một loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt khuẩn, kháng khuẩn tốt. Hoạt chất màu vàng chứa trong tỏi giúp làm giảm các cholesterol có hại (LDL) và làm tăng các cholesterol có lợi (HDL) cho cơ thể giúp phòng tránh và chữa trị bệnh cao.

ruou-toi

Bạn có thể sử dụng hai dạng tỏi là tỏi trắng hoặc tỏi đen để điều chế thành rượu tỏi chữa bệnh thấp khớp. công thức cho từng loại như sau:

Công thức làm rượu tỏi trắng

Nguyên liệu:

- Bình thủy tinh sạch

- 100ml rượu nếp trắng 45 – 50 độ

- 40g tỏi trắng khô bóc vỏ

Cách làm:

Tỏi thái thành từng lát nhỏ cho vào lọ ngâm cùng rượu nếp trong vòng 10 ngày. Thỉnh thoảng nên lắc đều trai rượu để rượu tỏi được đều. Rượu ban đầu sẽ là vàng ngà ngà sau chuyển dần sang màu vàng đậm rất đẹp mắt.

Cách dùng:

Nên dùng 40 giọt rượu tỏi (tương đương với một thìa cà phê) cho một lần uống.

Mỗi ngày dùng 2 lần vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất.

Lượng rượu uống mỗi ngày khá ít do đó bạn có thể pha thêm một chút nước ấm vào cho dễ uống nhất là với những người không uống được rượu.

Thông thường một bình rượu tỏi như vậy sẽ uống hết trong vòng 20 ngày. Do đó để có rượu uống liên tục bạn nên ngâm gối rượu khi bắt đầu sử dụng được 10 ngày.

Công thức làm rượu tỏi đen

bai-thuoc-cuc-quy-chua-khoi-benh-thap-khop-cho-nguoi-ngheo

Tỏi đen là loại tỏi được lên men trong khoảng từ 30-45 ngày. Loại tỏi này có vị ngọt, mềm dẻo như hoa quả sấy hay ô mai rất dễ sử dụng.

Nguyên liệu:

- 200g tỏi đen

- 1-1,5 lít rượu nếp nguyên chất từ 30-600

- Bình thủy tinh sạch

Cách làm:

Bóc hết vỏ tỏi, lấy phần thịt, cho vào bình ngâm cùng rượu. Sau 2 - 3 ngày thì lắc đều bình để tỏi ngấm rượu tốt hơn. Rượu tỏi đen có thể sử dụng sau 4 - 7 ngày.

Sở dĩ rượu tỏi đen có thể sử dụng nhanh hơn rượu tỏi trắng là do tỏi đen đã được lên men nên dưỡng chất trong tỏi được tiết ra nhanh hơn.

Cách dùng:

Uống từ 1-2 chén mắt trâu, sau bữa ăn, ngày uống 2 lần.

Tác dụng của tỏi với bệnh thấp khớp

Hoạt chất Phitoncid trong tỏi có tác dụng chống khuẩn, giảm sưng đau kết hợp với tính sát khuẩn, vô trùng của rượu sẽ giúp các khớp không bị sưng phồng, không còn đau nhức. Ảnh minh họa .

Bên cạnh đó việc cholesterol có lợi được tăng cường lưu thông máu đến các cơ xương khớp điều hòa, nuôi dưỡng các mô khớp chắc khỏe và dẻo dai hơn khiến bệnh thấp khớp của bạn sẽ dần tiêu tan.

a53c89127054990ac045

Lưu ý khi sử dụng:

-Tỏi đen có tác dụng tốt hơn so với tỏi trắng, nhưng giá thành khá cao. Tuy nhiên, nếu có điều kiện bạn nên dùng loại tỏi này, nếu là tỏi đen được chế biến từ tỏi cô đơn thì tác dụng tuyệt vời hơn nữa.

- Rượu tỏi đen có thể “tái sử dụng” khi uống hết rượu mà tỏi vẫn còn màu đen, bạn có thể đổ rượu vào ngâm thêm một lần nữa.

- Khi uống rượu tỏi sẽ có mùi cay nồng xộc lên mũi rất khó uống, và bạn cần phải làm quen dần dần.

- Mùi tỏi đọng lại ở miệng cũng không thể tránh khỏi. Do đó, bạn cũng có thể ăn một chút trái cây để “khử mùi” và vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ để hơi thở không còn mùi khó chịu.

- Kết hợp với việc sử dụng rượu tỏi hàng ngày những người bị bệnh thấp khớp nên xoa bóp hàng ngày và nhất là nên dành 30 phút để đi bộ mỗi ngày.

- Chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều các thực phẩm chứa canxi, sắt, protein, tránh các chất kích thích chứa cồn.

- Luôn giữ ấm cho cơ thể, hay ngâm chân với thảo dược, nước muối ấm mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao, tinh thần phấn chấn hơn.

cach_ngam_ruou_toi_251414671_wvii

- Một số trường hợp dùng rượu tỏi chữa cao huyết áp sau khi giảm một thời gian huyết áp đã cao trở lại. Do đó, dùng rượu tỏi lâu dài cần phải linh động gia giảm tùy theo cơ địa hàn nhiệt và điều kiện của mỗi người.

- Ngoài ra, dùng rượu tỏi điều trị cao huyết áp và phòng ngừa bệnh tim mạch cần phối hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ, ít chất béo bão hòa trong các loại thịt động vật và tăng cường vận động.

- Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người. Người chuẩn bị phẫu thuật không nên dùng tỏi, vì tỏi có khả năng làm thay đổi ảnh hưởng của các thuốc chống đông máu được dùng trong giải phẫu.

Một số công dụng khác của tỏi

1374900986_58638_pxed_uiyn

Trong tỏi có 2 chất quan trọng là Phitoncid và hoạt tính mày vàng.

- Phitoncid: là một loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt khuẩn, kháng khuẩn tốt.

- Hoạt tính màu vàng chứa trong tỏi giúp làm giảm các chlesterol có hại (LDL) và làm tăng các cholesterol có lợi (HDL) cho cơ thể giúp phòng tránh và chữa trị bệnh cao.

Theo kết quả nghiên cứu của WHO thì rượu tỏi chữa được 4 nhóm bệnh:

- Thấp khớp: sưng khớp, vôi hóa các khớp xương, mỏi xương cốt.

-Tim mạch: hở van tim, ngoại tâm thu, huyết áp cao, huyết áp thấp.

- Phế quản: viêm phế quản, viêm họng, hen.

-Tiêu hóa: ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét dạ dày.

Tới năm 1993, Nhật Bản lại công bố bổ sung thêm hai nhóm bệnh nữa mà rượu tỏi chữa được là: trĩ nội & trĩ ngoại và đái tháo đường.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc