Hướng dẫn cách ngồi dậy sau sinh mổ đúng và những lưu ý cần biết

( PHUNUTODAY ) - Sản phụ sinh mổ cần nắm được cách ngồi dậy sau sinh mổ để tránh làm ảnh hưởng tới vết thương và không gây ra đau đớn.

Cách ngồi dậy sau sinh mổ

Khi ở bệnh viện, chiếc giường bệnh có thiết kế đặc thù nên sản phụ có thể dễ dàng ngồi dậy hơn với những nút bấm tăng hoặc hạ độ cao hay những thanh vịn. Tuy nhiên, khi trở về nhà thì mọi việc không dễ dàng như vậy, lúc đó bạn cần biết cách ngồi dậy sau sinh mổ sao cho đúng thì mới tránh được cảm giác khó chịu, đau đớn.

Cách ngồi dậy sau sinh mổ đúng đó là: Khi đang ở tư thế nằm, bạn đừng vội ngồi dậy một cách đột ngột như thông thường mà nên chậm rãi làm từng bước một. Các động tác nên được thực hiện một cách nhẹ nhàng, từ tốn, không được vội vã, gấp gáp.

cach-ngoi-day-sau-sinh-mo-3-2020-05-23-11-21

- Trước hết bạn cần phải ở tư thế nằm nghiêng, một chân co một chân duỗi, tay phía trên thả lỏng hoặc giữ nhẹ phần bụng có vết thương.

- Tay phía dưới đặt sát mặt giường sao cho khuỷu tay tiếp xúc với giường tạo thế chắc chắn. Sau đó dùng khuỷu tay dưới từ từ đẩy cơ thể lên chậm rãi thành tư thế ngồi.

- Vừa ngồi dậy vừa kiểm soát vùng ngực với những hơi thở sâu và đều đặn. Khi ngồi thẳng dậy thì nên ngồi ổn định và chắc chắn, hít ra thở vào đều đặn rồi mới nên đứng dậy, di chuyển.

Khi áp dụng cách ngồi dậy sau sinh mổ đúng cách và khoa học như trên thì có thể giúp vết mổ khi sinh của chị em mau chóng lành hơn.

Dinh dưỡng sau mổ

Ngày đầu sau sinh mổ, bà mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Chỉ nên uống nước lọc, nước đường và ăn cháo thịt loãng cho đến khi “đánh hơi” được mới bắt đầu ăn thêm các thực phẩm khác như sữa và các loại thức ăn nhanh: phở, hủ tiếu, nui… Sang ngày thứ 2 trở đi, bà mẹ ăn uống bình thường, chú ý ăn nhiều đạm và các thực phẩm có nhiều canxi. Đồng thời uống nhiều nước để có sữa cho bé bú.

Trong suốt quá trình làm lành vết mổ, các loại vitamin B, C, A, K tham gia trong quá trình tổng sản sinh collagen và đa dạng hóa của các nguyên bào sợi cũng như kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Riêng vitamin K, tham gia vào cơ chế cầm máu ở giai đoạn đầu của vết mổ. Ngoài ra các yếu tố vi lượng như: canxi, kẽm, sắt, đồng có vai trò chính trong quá trình lành vết mổ.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link