Kẻ trộm chuỗi hạt quý của Phật Tổ lại được lên làm trụ trì: Phải chăng thiền sư sai?

( PHUNUTODAY ) - Có một ngôi chùa nọ thờ phụng một chuỗi hạt Phật Tổ từng đeo. Một ngày, chuỗi hạt bỗng nhiên biến mất. Càng kỳ lạ hơn, kẻ lấy trộm lại được tôn lên làm trụ trì, còn người vô tội lại bị đuổi xuống núi. Phải chăng thiền sư đã thật sự lú lẫn?

Kẻ trộm chuỗi hạt quý lại được lên làm trù trì, hóa ra nguyên nhân thật sự là…

Có một ngôi chùa nọ thờ phụng một chuỗi hạt Phật Tổ từng đeo. Tương truyền rằng, mỗi tràng hạt bên trong đều chứa vàng ròng. Không chỉ vậy, người sở hữu nó nguyện gì sẽ được nấy, tiền tài nhiều như nước, vinh hiển suốt một đời. Thế nhưng, chuỗi hạt nằm ở đâu chỉ có thầy trụ trì và 7 đệ tử thân cận được biết.

14a

Các học trò đều thông minh lanh lợi, ngộ tính cao, nên trụ trì phân vân không biết phải chọn ai là người kế nghiệm. Đột nhiên một ngày, chuỗi hạt quý biến mất. Trụ trì bèn gọi 7 đệ tử lại tra xét: “Một trong số các ngươi đã lấy chuỗi hạt quý. Chỉ cần trả về vị trí cũ, ta tuyệt đối không trách phạt.” Thế nhưng, không ai nhận.

Sau đó trụ trì tiếp tục thúc ép: “Nếu kẻ lấy chịu nhận lỗi, chuỗi hạt sẽ thuộc về hắn.”

Tuy nhiên, tất thảy vẫn im lặng. Cuối cùng, trụ trì thất vọng phán: “Ngày mai các người hãy rời khỏi chùa xuống núi hết đi, riêng kẻ đã lấy chuỗi hạt, ta cho phép ở lại đây.”

Hôm sau, có 6 người rời đi. Duy chỉ một người ở lại.

Trụ trì hỏi: “Chuỗi hạt đâu?” Đệ tử đáp: “Con không lấy.”

Chụ trì ngạc nhiên: “Vậy tại con sao chịu mang tiếng trộm cắp?” Đệ tử giải thích: “Các huynh đệ hôm qua đều vì nghi ngờ lẫn nhau mà sinh cãi vã. Nếu có người đứng ra, mọi chuyện mới bình an được.”

Trụ trì mỉm cười lấy chuỗi hạt từ tay áo mình ra, đeo vào tay người đệ tử: “Chuỗi hạt tuy mất, nhưng Phật vẫn còn đây.”

Người hiểu bạn không cần giải thích, họ vẫn hiểu

14

Phật dạy: Người hiểu bạn, không cần phải giải thích. Người không hiểu bạn, giải thích cũng vô ích, bởi họ chỉ tin những gì họ muốn nghe. Đây không chỉ là một loại cảnh giới mà là một loại đại trí huệ. Câu nói: “Có oan ức không cần bày tỏ”, hàm nghĩa thật là vậy.

Con người khi gặp cảnh trái ngang thường muốn giải thích để tránh hiểu lầm. Nhưng đáng buồn thay, nhiều khi càng giảng thích, mọi thứ càng tệ hại. Núi cao không cần giải thích về độ cao của chính mình, mà vẫn đứng sừng sững trong mây; biển lớn không cần giải thích độ sâu của mình, mà vẫn cứ dung nạp trăm sông không ngừng nghỉ; đất dày không cần giải thích độ dày của mình, mà tấm lòng vẫn bao la nâng đỡ vạn vật.

Trong đối đãi nhân sinh, đặt cái tôi cố chấp sang một bên, không phải giải thích nhiều, đây chính là lựa chọn của người khôn khéo, biết tức thời mới là tuấn kiệt.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link