Khả năng giao tiếp của bạn đạt mức độ nào?

06:00, Thứ hai 02/01/2017

( PHUNUTODAY ) - Để xem bạn có phải là một người giao tiếp giỏi hay chỉ cỡ xoàng thôi, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nào!

Bạn có phải là một người giao tiếp giỏi

Để xem khả năng giao tiếp của bạn giỏi đến cỡ nào, hãy cùng tìm hiểu thông qua những thông tin hay nhất ngay dưới đây nào!

Bạn có phải là một người giao tiếp giỏi

1. Một người bạn mời bạn đến dự bữa tiệc sinh nhật anh ấy, nhưng bạn lại không hề quen biết bất cứ vị khách nào:

a. Bạn tìm cách từ chối, nói với anh ấy: "Hôm ấy mình có hẹn với người khác rồi".

b. Bạn muốn đến sớm hơn một chút để chuẩn bị mọi thứ giúp anh ấy.

c. Bạn sung sướng vì có cơ hội để làm quen với nhiều người khác.

2. Trên đường có một người lạ mặt muốn hỏi bạn đường đến nhà ga, nhưng từ chỗ bạn đứng đến nhà ga khá xa, rất khó có thể chỉ đường cặn kẽ được, vả lại bạn đang có việc gấp:

a. Bạn bảo người đó đến hỏi một người cảnh sát đứng ở đằng xa.

b. Bạn nói hết sức đơn giản cho người đó biết.

c. Bạn chỉ nói hướng tới nhà ga cho người đó biết.

3. Cậu em họ đến nhà chơi, đã 2 tháng nay bạn mới gặp cậu ấy, nhưng trên ti vi đang có một bộ phim rất hấp dẫn:

34,ban-co-phai-la-nguoi-giao-tiep-gioi-2-phunutoday,vn

Khả năng giao tiếp của bạn đạt mức độ nào?  

a. Bạn vẫn mở ti vi, vừa liếc ti vi vừa nói chuyện với cậu ấy.

b. Bạn rủ người ấy cùng xem ti vi.

c. Bạn tắt ti vi, rồi cùng cậu ấy xem những tấm ảnh bạn chụp trong kỳ nghỉ vừa rồi.

4. Khi bạn nhận được tiền mẹ gởi cho:

a. Bạn sẽ để dành.

b. Mua một thứ đồ như: tranh sơn dầu, một chiếc đèn xinh xắn.

c. Khao lũ bạn một bữa no nê.

5. Người hàng xóm muốn đi xem phim, và nhờ bạn trông con cho họ. Đứa bé khi tỉnh giấc khóc ầm lên:

a. Bạn đóng cửa phòng ngủ, ra nhà bếp ngồi xem sách.

b. Bạn xem đứa bé liệu có cần gì không. Nếu nó khóc không có nguyên cớ, bạn để nó tiếp tục khóc và rút cục thì nó cũng nín.

c. Bạn ôm bé và hát ru bé ngủ.

6. Nếu có thời gian rảnh rỗi bạn thích làm gì ?

a. Nắm trên giường nghe nhạc.

b. Đi mua sắm.

c. Đi xem phim và tán ngẫu với bạn bè.

7. Khi đồng nghiệp của bạn bị đau phải nằm viện, bạn sẽ:

a. Có thời gian rỗi thì đi thăm, còn không thì thôi.

b. Chỉ đi thăm những người có quan hệ mật thiết với mình.

c. Chủ động đến thăm.

8. Khi tiếp xúc với mọi người, bạn phát hiện:

a. Bạn chỉ kết thân với những người bạn cùng chung sở thích.

b. Bạn vẫn có thể nói chuyện được với những người không cùng sở thích, chí hướng.

c. Nói chung, bạn có thể nói chuyện kết giao với bất kỳ ai.

9. Nếu có người bạn xã giao mời bạn đi picnic hoặc hát hò trong một buổi tiệc:

a. Đương nhiên là từ chối thẳng thừng.

b. Tìm lý do tế nhị để từ chối.

c. Vui vẻ nhận lời.

10. Đối với những người có tính ỷ lại, thích dựa dẫm, bạn cảm thấy:

a. Tôi sẽ tránh xa vì tôi không thích những người sống của loài tầm gửi.

b. Nói chung, tôi không đồng ý, nhưng tôi hy vọng bạn bè tôi sẽ là những người sống độc lập một chút.

c. Hay quá, tôi thích làm trụ cột để người khác có thể dựa dẫm.

Chúng ta cùng kiểm tra kết quả nào!

Chọn a: 1 đ

Chọn b: 2 đ

Chọn c: 3 đ

Nếu bạn được từ 25 - 30 điểm: Bạn là người giỏi giao thiệp, bạn bè ai cũng quý mến bạn.

Bạn luôn biết cách mang đến cho mọi người niềm vui. Bạn luôn biết nghĩ cho người khác nhiều hơn cho riêng mình, chính vì vậy mà những người chung quanh luôn cảm thấy hạnh phúc vì có một người bạn như vậy.

Nếu bạn được từ 15 - 25 điểm: Bạn không thích sống đơn độc, luôn mong muốn bạn bè ở bên mình. Bạn sẽ sẵn lòng giúp đỡ người khác nếu như điều đó không ảnh hưởng tới bạn.

Nếu bạn được từ 15 điểm trở xuống: Bạn luôn sống tách biệt với mọi người.

Bạn là người thuộc chủ nghĩa cá nhân. Tại sao bạn ít bạn bè đến vậy ? Chính là vì bạn quá thu mình trong vỏ ốc bé nhỏ đấy.

Làm thế nào để giao tiếp tốt hơn?

Hãy chọn thời điểm thích hợp

Thời điểm để truyền đạt thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong việc người nghe có tiếp nhận hay không, và đồng thời đánh giá tính hiệu quả trong trong những thông tin bạn cung cấp.

Bạn không thể đòi hỏi những yêu cầu cho bản thân khi người tiếp nhận thông tin đang trong tình trạng bức bối, khó chịu.

Lựa chọn địa điểm phù hợp

Yếu tố lựa chọn địa điểm để truyền tải thông tin chiếm phần trăm không nhỏ trong sự thành công của người nói. Có một số vấn đề, bạn không thể nói cho người nghe tại nơi công cộng đông người, mà nên nói ở những nơi riêng tư để thuận tiện cho quá trình đối thoại hai chiều diễn ra thuận lợi.

Điều này thể hiện sự tôn trọng của bạn khi truyền tải thông tin, giúp bạn tránh gây tổn thương đến đối phương và đối tượng sẽ dễ dàng chấp nhận hơn.

Tránh những yếu tố gây nhiễu

Trong cuộc đối thoại giữa bạn và người nghe, có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến sự truyền tải thông tin cụ thể đó là sự ồn ào, âm thanh lớn gây khó khăn trong việc lắng nghe.

Nếu để sự tác động phiền nhiễu này gây ảnh hưởng, thì chất lượng và nội dung của những thông tin bạn cần truyền đạt sẽ không chính xác và thiếu sót.

Thông tin cần truyền đạt một cách rõ ràng

Mục đích khi bạn giao tiếp là để trao đổi ý kiến, chia sẻ ý nghĩa hay thông cáo vấn đề bạn cần truyền tải.

Vì vậy, bạn không nên tạo sự mập mờ khó hiểu để người nghe cảm thấy phức tạp, khó khăn khi tiếp cận những điều bạn cần nói. Hãy tạo sự rõ ràng để đối tượng lắng nghe cảm thấy thoải mái và dễ dàng đón nhận thông tin một cách hiệu quả.

Nói lời cảm ơn đến người lắng nghe bạn

Dù là ở hoàn cảnh nào, khi bạn trình bày vấn đề, bạn nên gửi lời cảm ơn đến những người lắng nghe. Bởi họ đã dành thời gian suy nghĩ, tìm hiểu về những quan điểm bạn trình bày.

Đôi khi bạn phải đối mặt với sự phản bác, những quan điểm không đồng tình khiến bạn tức giận hay khó chịu , nhưng bạn vẫn nên cảm ơn họ. Vì bạn sẽ thể hiện được sự tôn trọng của mình đối với khác, chứng minh cho mọi người thấy bạn cũng là người biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến. Như vậy, bạn sẽ gây được thiện cảm trong giao tiếp xã hội.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link