Vị vua đa tình dùng cả giang sơn để đổi mỹ nhân
Tống Huy Tông Triệu Cát, hoàng đế thứ 8 nhà Bắc Tống là một ông vua phóng đãng nổi tiếng, là một nghệ sĩ bị đặt nhầm vào ngai vàng Hoàng đế. Ông giao việc triều chính cho lũ gian thần để ngày đêm đắm chìm vào thơ ca nhạc họa.
Trăm nghìn cung nữ hậu cung, vẫn không thể thỏa lòng Tống Huy Tông. Thói ăn chơi trụy lạc khiến vị vua tìm đến các kĩ viện, lầu xanh. Tài năng và nhan sắc của “Bạch mẫu đơn” Lý Sư Sư đã khiến Hoàng đế mê đắm, ngày đêm chỉ mơ tưởng đến nàng. Thậm chí, ông còn cho đào cả một đường hầm thông từ nội cung tới phòng của nàng.
Tuy nhiên, đáp lại sự chân thành nồng thắm ấy là sự hờ hững và kiêu ngạo của Lý Sư Sư. Dù cho đã được vua âm thầm phong thành quý phi, nàng vẫn không chịu trở thành người của Tống Huy Tông. Ngoài việc sống như một kỹ nữ, Lý Sư Sư còn nổi tiếng với mối tình của nhà thơ Chu Ngạn Bang và chàng lãng tử Yến Thanh trong Thủy hử.
Lý Sư Sư là con gái của một người thợ nhuộm tên là Vương Dần, là người Biện Kinh, tức Khai Phong, thuộc Hà Nam, Trung Quốc. Mẹ nàng qua đời ngay từ khi mới sinh cô, vì vậy, cha cô chỉ dùng sữa đậu nành để nuôi cô lớn.
Khi Lý Sư Sư mới 4 tuổi thì tai họa ập đến nhà họ Vương. Vương Dần phạm tội, bị bắt rồi chết trong nhà lao. Một bà chủ kĩ viện đã nhận về nuôi và đào tạo thành một kĩ nữ. Với sự thông minh và nhan sắc tuyệt mỹ của mình, Lý Sư Sư với kỹ danh “Bạch Mẫu Đơn” đã trở thành ca kỹ nổi tiếng nhất kinh thành.
Hoàng đế không ngại mất mặt, xây cả đường hầm dẫn đến lầu xanh
Tống Huy Tông là vị Hoàng đế ham mê tửu sắc. Nhiều vị Vua chuyện hậu cung 3000 giai tần chỉ là nói quá nhưng nó tuyệt đối đúng với Huy Tông.
Không lo toan việc triều chính, Hoàng đế tối ngày chìm đắm trong đàn ca mua nhạc và những mỹ nhân tuyệt sắc. Tuy vậy, hậu cung với hàng ngàn người đẹp đâu có đủ cho ông yêu đương, chơi bời.
Hậu cung hàng ngàn người cũng không đủ để Hoàng đế giải trí, ông muốn tìm kiếm một "màu sắc" mới lạ hơn, phong trần hơn và cũng khó nắm bắt hơn.
Nhân vật đứng đầu Bắc Tống này rất hay mặc thường phục ra đường để đến những kỹ viện, lầu xanh tìm gái đẹp. Ngay khi ra ngoài, Tống Huy Tông nghe dân chúng nói đến Lý Sư Sư mỹ nhân.
Không thể chờ thêm được nữa, Hoàng đế đến ngay kỹ viện để tìm người đẹp. Ra một cái giá khiến tất cả choáng váng, Tống Huy Tông được chính tay Tú Bà đưa đến phòng chờ Lý Sư Sư ra.
Ấy vậy nhưng gặp người đẹp đâu có dễ. Đến nơi, ông được mời ăn hoa quả. Ăn xong xuôi mà vẫn chưa thấy Sư Sư ra. Tú Bà xuất hiện mời ông dùng cơm. Ăn uống no say vẫn chẳng thấy ai cả. Tú Bà lại xuất hiện yêu cầu ông đi tắm vì Sư Sư thích sạch sẽ. Xong xuôi chuyện tắm rửa, ông mới được bước vào phòng đệ nhất mỹ nhân.
Sử sách chép lại rằng, Tống Huy Tông yêu Lý Sư Sư đến điên dại. Hằng ngày, ngài đều tìm cách ra ngoài để gặp tình nhân. Tuy vậy, việc Hoàng đế đường đường chính chính xuất cung để tìm kỹ nữ ít nhiều khiến quan lại không vừa ý.
Cực chẳng đã, Hoàng đế này phải cho người đào một đường hầm từ cung điện đến tận phòng của Sư Sư ở kỹ viện. Hằng ngày, khi nào nhớ nhung người đẹp thì ông lại theo đường hầm mà tìm đến. Đúng là một việc làm vừa thể hiện sư si tình nhưng cũng khiến các phi tần và quan lại tức giận mãi không nguôi.
Cái kết cho cuộc đời của Lý Sư Sư cũng có rất nhiều lời đồn đại. Nhiều nguồn cho rằng, Tống Huy Tông bị bắt nên Sư Sư mất chỗ dựa, đã cạo đầu làm ni cô. Số khác cho rằng cô đã bỏ kinh thành, tìm về một miền quê rồi sống an nhàn.
Lý Sư Sư đã bị thay đổi cả cuộc đời sau khi vướng vào chuyện tình cảm với Hoàng đế. Số phận của những kỹ nữ khiến người ta phải buông lời thở dài, xót xa. Sư Sư là người có tài, có sắc, có cá tính nhưng định mệnh của cô vẫn phải gắn liền với một người đàn ông. Cuối cùng, cô được lưu danh sử sách chẳng phải vì nhan sắc tài năng mà chính là vì cuộc tình đầy tranh cãi với Tống Huy Tông.