Anh chị em là những người rất thân thiết, máu mủ tình thân. Tuy vậy, khi lớn lên, mỗi người lại có gia đình riêng nên tình cảm sẽ khác với thời thơ ấu. Đặc biệt, khi cha mẹ không còn, để giữ cho mối quan hệ này luôn được khăng khít, mỗi người đều phải giữ cho mình 3 nguyên tắc ứng xử sau đây.
Nguyên tắc 1: Đừng can thiệp quá sâu
Trong thực tế, một số người không thể khoanh tay đứng nhìn khi anh, chị, em mình có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc. Nếu người thân bị ủy khuất, họ chắc chắn sẽ tìm cách bảo vệ anh chị em của mình. Kiểu quan tâm, bảo vệ này có vẻ rất cảm động, nhưng khi chúng ta thực sự cảm nhận được quá trình đó và nếu đi sâu tìm hiểu từ “bảo vệ”, chắc chắn ta sẽ thấy nhiều khi bị anh chị em phàn nàn hay ghét bỏ chuyện đó là có thật.
Bạn cho rằng, việc giúp đỡ anh chị em mình đứng lên thì đối phương như người yêu, bạn đời của anh chị em mình sẽ sống tốt, biết nóng lạnh. Tuy nhiên, bạn cần phải biết rằng ngay cả khi giữa vợ chồng có vấn đề về nguyên tắc là cần giải quyết nội bộ. Khi vợ chồng được gọi là gia đình, và cuộc sống gia đình tốt đẹp là khi họ thảo luận mọi việc với nhau. Thông thường, nếu bạn không coi mình như một người ngoài cuộc thì chắc chắn cuối cùng bạn sẽ trở thành một người lạ thật sự.
Tốt nhất, chỉ khi anh chị em của bạn chân thành yêu cầu từ bạn tư vấn cho cuộc hôn nhân của họ hoặc giúp giải quyết các vấn đề trong hôn nhân, khi đó bạn có thể đưa ra những gợi ý thích hợp, nhưng bạn tuyệt đối không được đưa ra quyết định thay cho anh chị em của mình. Việc đưa ra quyết định thay cho người khác chỉ có thể dẫn đến những những bất bình và làm rạn nứt mối quan hệ giữa anh chị em.
Nguyên tắc 2: Đừng quá gánh vác việc của các anh chị em
Anh chị em được kết nối bằng huyết thống thì không có nghĩa là không có ranh giới. Một sự đóng góp hào phóng, bất kể khi ta đưa nó cho ai, kết quả chắc chắn sẽ là sự ỷ lại, phản bội.
Có người chỉ coi anh chị em mới là người thân nhưng thực ra người nằm bên gối và con cái mới chính là người thân thực sự của họ. Anh chị em có quan hệ huyết thống nhưng mà lại thuộc về những gia đình khác nhau. Khi hiểu được điều này, chúng ta sẽ hiểu được tại sao cần coi mình như người ngoài và không được gánh vác mọi việc của anh chị em nếu không sẽ khiến ta đau khổ lâu dài.
Thường thì khi bạn đã làm được rất nhiều việc bằng tất cả mọi sức lực của mình, và khi đó bạn sẽ trở thành chỗ dựa và sự phụ thuộc của người khác và họ coi điều này là đương nhiên. Khi bạn bỏ bê gia đình nhỏ của mình vì anh chị em thì chính tất cả những thành viên trong gia đình nhỏ bé của bạn mới là những người đau khổ. Vì vậy, hãy dè dặt về sự cống hiến của bạn cho anh chị em của mình, nhưng đồng thời cũng phải điều chỉnh tâm lý để không trở thành người ngoài cuộc.
Nguyên tắc 3: Đừng bao giờ tỏ ra cuộc sống của mình tốt hơn anh chị em
Ai trong chúng ta cũng biết, khi cảm giác ưu việt gặp cảm giác thấp kém sẽ thường khởi đầu cho tình thế đối địch đôi bên. Giữa các anh chị em, càng không nên thách thức mặc cảm tự ti của các anh chị em bằng hưng cảm ưu việt của mình.
Bản thân con người chính là hiện thân của sự phù phiếm. Một khi đạt được điều gì đó, đương nhiên bạn sẽ muốn được người khác ngưỡng mộ và công nhận. Tuy nhiên, loại tâm lý này là một loại báng bổ sẽ gây tổn hại đến hạnh phúc của chính mình. Những biểu hiện hành vi và các thay đổi tâm lý do những người có lòng tự trọng thấp gây ra sẽ là ghen tị hoặc hận thù. Vì vậy, nên nhớ, đừng thể hiện sự vượt trội của mình trước mặt các anh chị em, đó chính là sự tử tế chân thành nhất mà bạn có thể giúp cho mối quan hệ anh chị em của mình.