Khi con ở riêng, cha mẹ thông thái nhớ đừng coi nhà con là nhà mình, kể cả nhà đó do mình mua

08:15, Thứ ba 10/09/2024

( PHUNUTODAY ) - Nhiều cha mẹ đã cho con ra ở riêng nhưng luôn xem nhà của con là nhà mình mà không biết đó chính là nguyên nhân dẫn tới mối quan hệ rạn nứt.

Có một sự thật mà nhiều người nghĩ rằng là không vui vẻ nhưng lại rất thực tế rằng nhà của cha mẹ luôn là nhà con nhưng nhà con không phải nhà cha mẹ. Một điều tưởng phi lý nhưng rất thực hơn là nhà đó do cha mẹ mua nhưng cho con thì cũng không phải nhà cha mẹ nữa. Nhiều người nghĩ rằng tư duy đó là hư hỗn nhưng người nào hiểu rõ quy luật đời sống thì người đó sẽ nhẹ lòng. Bạn muốn là cha mẹ nhẹ lòng hay cuối đời vẫn phải đau đớn vì con cái? Bạn muốn cha mẹ và con cái thực sự vui vẻ hay nhân danh tình thân mà lại muốn tránh nhau?

Tại sao nhà con không phải nhà cha mẹ?

Khi sinh con, cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng dạy dỗ con. Nên ngôi nhà đầu tiên của con chính là nhà cha mẹ. Ngôi nhà cuối cùng và mãi mãi của con cũng là nhà cha mẹ, kể cả con đi xa nghìn dặm, con qua bao đường đời, qua bao lần sống riêng khi trở về vẫn còn nhà cha mẹ. Bởi tình yêu cha mẹ cho con là suốt đời mãi mãi, kể từ lúc con chào đời tới khi cha mẹ nằm xuống. Nhưng con ngay khi ra đời thì đã có nhiều mối quan tâm khác ngoài cha mẹ và phần đời sau khi cha mẹ qua đời thì có khi còn dài hơn. Có người khác đi cùng con dài lâu hơn cha mẹ. Thế nên người xưa nói nước mắt chảy xuôi, mọi thứ của cha mẹ có thể là của con nhưng của con chưa chắc đã là của cha mẹ.

Khi con nhỏ con trong tay mình nhưng khi con lớn cha mẹ phải cho con tự do, ngôi nhà thể hiện sự riêng tư của con

Khi con nhỏ con trong tay mình nhưng khi con lớn cha mẹ phải cho con tự do, ngôi nhà thể hiện sự riêng tư của con

Nói lý trí hơn thì khi cái gì của cha mẹ có thể của cha mẹ, của con là của con. Con đến tuổi trưởng thành đã có thể sở hữu và trách nhiệm riêng với tài sản mình làm ra. Ngay cả khi cha mẹ mua nhưng nói cho con thì nó là của con. Chúng ta cho đi rồi thì đã chuyển quyền sở hữu. Và ngay cả con cái hiếu thảo bao nhiêu thì đôi khi vẫn có những sự thực rằng cha mẹ chịu đựng được con cái nhiều hơn con cái chịu đựng cha mẹ.

Khi nhà con không phải nhà mình thì cha mẹ cần lưu ý

Nhiều cha mẹ vì luôn cho rằng nhà con là nhà mình, nhất là những cha mẹ Á Đông hay coi nhà con trai là nhà mình, nhà con rể thì không. Điều đó dẫn tới việc cha mẹ hay tới nhà con bất ngờ không báo trước, tới rồi thì tự tung tự tác theo ý mình hoặc không hài lòng vừa mắt với cách các con sắp xếp nên quản lý góp ý, đôi khi tự ý chỉnh lại theo ý mình... Khi con đã có gia đình riêng, có con dâu con rể, các cháu mà cha mẹ hành xử như vậy thì càng có thể gây ra sự không thoải mái cho con cháu. Chỉ đôi khi một vài hành động nhỏ đó nhưng sẽ dẫn tới cảm giác rạn nứt. Bởi thế cha mẹ nên nhớ rằng trong tình huống này nên buông, tới nhà con như tới nhà bạn sẽ tốt hơn:

Tới nhà con nên có hẹn trước: Con cái còn đi làm, còn giờ giấc riêng hoặc có thể mời khách về. Do đó sự xuất hiện của cha mẹ đột ngột có thể khiến con khó xử, hoặc đôi khi con cái lại phải nghỉ việc, không nghỉ thì cha mẹ lại buồn, đôi khi muốn nghỉ thì lại vướng việc quan trọng. Hoặc chỉ là đôi khi con cái và cha mẹ cũng cần khoảng thời gian riêng tự do. Do đó cha mẹ vẫn nên gọi điện hẹn trước đừng cho rằng nhà con mình thì mình thích tới khi nào chả được. Nhất là trường hợp cha mẹ và con dâu, con rể không hòa hợp thì càng tránh đột ngột.

Cha mẹ tới nhà con nên hẹn trước. Ảnh minh họa

Cha mẹ tới nhà con nên hẹn trước. Ảnh minh họa

Tới nhà con, cha mẹ không nên tự ý làm gì nếu chưa hỏi ý con hoặc con không đồng ý: Cha mẹ không cần thiết phải tự ý mang đồ ăn thức uống cho con, hãy hỏi con có cần không. Khi tới cũng không cần thiết phải tự ý dọn dẹp sắp xếp tủ lạnh, nhà bếp, phòng ngủ phòng khách của con. Có thể cha mẹ thấy chướng mắt nhưng nếu ở ít ngày thì để tự con dọn hoặc nhắc nhở gợi ý, hỏi ý con có cần cha mẹ giúp. Trong trường hợp cha mẹ chuyển đến ở cùng con hãy có vài thống nhất với nhau trước khi cha mẹ tự ý thực hiện. Cha mẹ muốn thế này con muốn thế kia nên không phải cứ cha mẹ muốn thì con phải theo.

Tránh cho rằng nhà mình mua cho con thì mình có quyền: Cha mẹ văn minh là sẽ không nhắc chuyện nhà là do cha mẹ mua nên dù đã cho con cha mẹ vẫn có quyền. Điều đó khiến con cảm thấy bị tổn thương bị mắc nợ. Đặc biệt nếu là con dâu, con rể sẽ cảm thấy vì cha mẹ cho nên cha mẹ quản lý. Điều đó làm giảm đi tình yêu thương sự hào sảng của cha mẹ. Cha mẹ thông thái là buông tay để con vững vàng, buông để con có dịp ngoảnh lại chứ đừng giữ chặt thì con sẽ tìm cách đi xa.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: An Nhiên