Chớ có coi thường những loại cây 'ở đâu cũng có' nhưng lại là 'thần dược' chữa hôi miệng hiệu quả

( PHUNUTODAY ) - Thật không ngờ những loại cây rẻ tiền này lại có công dụng chữa hôi miệng tuyệt vời đến vậy

Hôi miệng (Halitosis) hoặc hơi thở có mùi hôi thường gặp ở nhiều người cả nam và nữ. Hôi miệng không nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới thái độ, hành vi và tâm lý giao tiếp, tác động tới cả công việc của người bệnh. Hôi miệng là mùi hôi từ hơi thở do nhiều nguyên nhân gây ra.

photo1515814493800-1515814493800

Do khoang miệng có bệnh như sâu răng, viêm nha chu, viêm nhiễm từ chân răng, viêm lợi trùm, mảnh vụn thức ăn và lớp bợn trên lưỡi; mùi hôi do ruột và dạ dày tích nhiệt, các bệnh mạn tính ở đường tiêu hóa như viêm dạ dày, táo bón; mùi hôi do bệnh lý hô hấp: viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, viêm xoang kéo dài, viêm amidan mủ... do thói quen sinh hoạt như hút thuốc lá.

Ngoài giải pháp tích cực điều trị các bệnh nêu trên dẫn đến chứng hôi miệng, bạn có thể dùng một trong số những phương thuốc chữa hôi miệng bằng y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian như sau:

Hương nhu

Hương nhu hay còn được gọi là cẩn nhu, rau é. Có mùi thơm, vị cay, không độc, được dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt.Dùng 10g hương nhu sắc với 200ml nước, rồi dùng nước hương nhu ngậm và súc miệng.

Lá bạc hà

3_200873

Bạn có thể dùng lá bạc hà chữa hôi miệng theo các cách sau:

Súc miệng bằng nước bạc hà: Lấy lá bạc hà tươi, càng già càng tốt, đem giã lấy nước cốt rồi pha với nước theo tỉ lệ 1:3 dùng để súc miệng hàng ngày.

Ăn sống: Dùng lá bạc hà để ăn sống cũng có tác dụng khử mùi hôi miệng.

Trà xanh

Chất polyphenol trong trà xanh giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, khử mùi hôi. Do đó, những người thường xuyên uống trà xanh sẽ không bị hôi miệng.

photo-1-1483661958619

Còn những người bị hôi miệng có thể dùng nước trà xanh súc miệng hàng ngày. Nếu uống được thì càng tốt, vì trà xanh còn có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa, giúp răng và tóc chắc khỏe.

Những cách chữa hôi miệng nêu trên rất đơn giản, dễ làm, rẻ tiền bạn có thể làm tại nhà để tự tin với hơi thở thơm mát.

Lá rau tần khô

Rau tần vị chua the, mùi thơm hăng, tính ấm đi vào phế, tác dụng giải cảm, khu phong tà, trục hàn, sát khuẩn, tiêu đàm, giải độc nên dùng chữa chứng hôi miệng, cảm cúm, ho suyễn, viêm họng...

Cách dùng:

Rau tần khô 1 nắm, sắc đặc, cất trong tủ lạnh nếu có, hằng ngày dùng nước này để ngậm và súc miệng từ 1-2 lần. Chỉ cần vài ngày làm như vậy, miệng sẽ hết hôi. Lưu ý sau mỗi lần súc miệng nhổ ra đừng nuốt.

Rau mùi tây

Mùi tây là một loại nguyên liệu thực phẩm có sẵn trong nhà bếp và có thể sử dụng nó như một cứu cánh cấp tốc để chữa tình trạng hôi miệng.

Sáng sớm khi thức dậy bạn có thể nhai một vài cọng rau mùi tay để át đi mùi hôi khó chịu khi vừa thức dậy, sau đó vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

flat-leaf-parsley

Hay bạn có thể dùng nước ép mùi tây để ngậm nhiều lần trong ngày. Kiên trì thực hiện bạn sẽ bất ngờ với hiệu quả mà rau mùi tây mang lại.

Một số lưu ý cho người bị hôi miệng:

- Uống đủ nước: Một nguyên nhân phổ biến của chứng hôi miệng là do miệng bị khô. Nước bọt không được tiết thường xuyên sẽ khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn gây mùi, đây chính là lý do hơi thở của bạn “nặng mùi” hơn khi vừa ngủ dậy. Làm giảm bớt khô miệng bằng cách uống nước thường xuyên, đặc biệt là khi vừa thức dậy, trong và sau khi tập thể dục sẽ giúp cải thiện đáng kể nỗi lo lắng của bạn.

- Nhai vỏ trái cây: Rửa sạch vỏ chanh hoặc cam rồi nhai chúng sẽ giúp hơi thở thơm mát ngay lập tức, axit citric trong loại vỏ này khuyến khích tuyến nước bọt sản xuất nhiều hơn.

anh1-1521784882907777475760

- Chú ý vệ sinh răng miệng, trước khi đi ngủ không nên ăn. Tạo thói quen khám định kỳ răng miệng 6 tháng/lần; điều trị bệnh nha chu nếu có, lấy cao răng, điều trị bệnh viêm mũi xoang, bỏ thuốc lá và các bệnh nội khoa khác

- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, không ăn thực phẩm chiên rán, thức ăn cay, nóng khó tiêu, đại tiện táo, tiêu hóa không tốt gây hôi miệng.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn