Không chê, không sợ, không bỏ - Người khôn khéo luôn có đủ "3 không" này

15:18, Thứ tư 17/07/2024

( PHUNUTODAY ) - Một người khôn khéo thực sự thì luôn đủ bản lĩnh để làm được "3 không" dưới đây. Nó tưởng chừng đơn giản, nhưng lại không hề dễ dàng này.

“Không chê” nghĩa là gì?

Trên đời này, có rất nhiều người được sinh ra trong gia cảnh nghèo khó, gia đình không được đầy đủ trọn vẹn. Họ sống trong một môi trường thiếu thốn, nghèo nàn, không được nhận sự nuôi dưỡng và giáo dục tốt nhất.

Tuy nhiên, nguồn gốc là thứ chúng ta không ai có thể chọn, lại càng không thể chê. Chỉ cần bạn dám nỗ lực, dám tranh đấu hết mình, không sợ khổ, không sợ khó thì vẫn có thể làm nên thành tựu cho bản thân.

Chỉ cần không ngừng cố gắng, dù bạn không được ông trời ban cho những điều kiện tốt thì cũng có thể tự tạo ra những ưu thế khác không hề kém cạnh so với mọi người.

Dù bố mẹ bạn làm ông chủ giàu có hay chỉ là một người nông dân đầu tắt mặt tối mỗi ngày, công việc của bạn thu nhập tám chữ số hay chỉ là một người lao động tay chân tích góp vài triệu bạc thì bạn vẫn có thể hạnh phúc với chính cuộc sống của riêng mình khi bạn học được cách đối mặt với thực tại.

Một người khôn khéo thực sự thì luôn đủ bản lĩnh để làm được

Một người khôn khéo thực sự thì luôn đủ bản lĩnh để làm được "3 không" này: không che, không sợ, không bỏ. (Ảnh minh họa)

“Không sợ” nghĩa là gì?

Sự khác biệt lớn nhất giữa một người trẻ tuổi non nớt và một trường bản lĩnh trưởng thành đó chính là sự mạnh mẽ, quả cảm, không sợ hãi. Khi chúng ta còn nhỏ, dù chỉ bị ba mẹ hay thầy cô la mắng một vài câu là có thể buồn rầu, suy sụp rất lâu.

Nhưng cùng với thời gian, sự trải nghiệm và hiểu biết của chúng ta ngày càng nhiều thì bản thân ta lại hiểu được ý nghĩa và lợi ích đằng sau những lời chỉ trích ấy. Rồi chúng ta biết trân trọng hơn, biết học hỏi hơn, từ đó tự phát triển bản thân để trở thành một người có bản lĩnh.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng bình yên, "30 năm Hà Đông" sẽ có "30 năm Hà Tây". Vì thế, thay vì sợ hãi chúng ta nên tập làm quen với sự thăng trầm và biến đổi của thời gian.

Một khi đã quen thuộc, chúng ta sẽ không còn sợ hãi hay lo lắng về nó nữa. Mà những người càng mạnh mẽ thì càng có xu hướng tư duy khôn ngoan và quả cảm hơn, cũng từ đó mà có nhiều cơ hội hơn để thay đổi và cải thiện cuộc sống của chính mình.

“Không bỏ” nghĩa là gì?

Gặp được người mình yêu thương hay học cách tôn trọng. Gặp được những thứ mình muốn có hãy học cách nắm bắt. Đó là bản lĩnh của một người đàn ông khôn khéo, điều này thể hiện qua sự kiên trì và quyết liệt, không bao giờ từ bỏ giữa chừng dù là trong vấn đề công việc, sự nghiệp hay cuộc sống, tình cảm cá nhân.

Trải qua sự mất mát ta mới càng thấu hiểu được tầm quan trọng của hiện tại. Mất đi công việc ta mới biết những ngày nhận lương ổn định quý giá biết nhường nào và cuộc sống thất nghiệp bấp bênh ra sao. Cũng như chỉ khi mất đi người thân bên cạnh ta mới hiểu hết được sự đồng hành, chở che và bao bọc quý giá biết ngần nào.

Chính vì thế, một người học được cách trân trọng những giá trị hiện có, hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương đùm bọc vợ con thì mới có một trái tim bao dung, rộng lượng và chứa đầy tình nghĩa. Đó cũng là nhân tố chính làm nên bản lĩnh của một người đàn ông đầu đội trời, chân đạp đất.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Dương Ngọc
Từ khóa: khống chế