Một trong những yếu tố hàng đầu khiến nhiều cây lưỡi hổ được ưa chuộng ở rất nhiều quốc gia đó chính là tính năng lọc sạch không khí.
NASA đã công bố cây lưỡi hổ có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, chúng hấp thụ các chất gây ô nhiễm môi trường và 107 độc tố, trong đó có cả các độc tố gây ung thư như nitrogen oxide và formaldehyde.
Cũng nhờ khả năng làm sạch này mà cây lưỡi hổ còn hạn chế được hội chứng nhà cao tầng, hay còn gọi là hội chứng nhà kín. Đây là tình trạng cơ thể bị mệt mỏi khi phải sống và làm việc trong những chung cư cao tầng hoặc văn phòng không thoáng khí. Chính vì vậy mà hầu hết các văn phòng công ty trong các tòa cao ốc đều ưa trồng cây lưỡi hổ để đảm bảo sức khỏe cho mọi người.
Đặc biệt, nếu bạn đặt cây lưỡi hổ trong phòng ngủ, ban đêm chúng sẽ giải phóng oxy, tốt cho hoạt động hô hấp của con người. Còn nếu đặt trong phòng làm việc sẽ làm giảm stress bởi màu sắc tươi sáng, tạo cảm giác thư thái.
Bên cạnh đó, cây lưỡi hổ còn có tác dụng chữa ho, viêm họng, khàn tiếng hoặc chữa viêm tai bằng cách hơ lửa cho nóng rồi đem giã lấy nước để dùng.
Cây lưỡi hổ còn mang ý nghĩa may mắn, giúp gia chủ phát tài, phát lộc, dồi dào tiền bạc. Vì thế nó có thể là một món quà để đem tặng đối tác, bạn bè, người thân vào những dịp đặc biệt như mừng tân gia, mừng năm mới.
Vị trí tốt nhất để đặt cây lưỡi hổ hợp phong thủy trong văn phòng là các vị trí như Đông, Đông Nam.
Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ là một trong số loài cây khỏe mạnh có sức sống bền bỉ nhất. Đây là loại cây cảnh có thể chịu nóng, chịu khô hạn tốt, cũng như có thể sống trong điều kiện thiếu ánh sáng trong thời gian dài.
Cây lưỡi hổ phát triển nhanh, dễ trồng và dễ chăm sóc. Khi trồng cây lưỡi hổ, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Ánh sáng: Lưỡi hổ ưa khí hậu khô nóng, chịu rét khá kém. Cây chịu được ánh nắng trực tiếp, nhưng vẫn sống khỏe mạnh trong nhà hoàn toàn hoặc bóng râm.
Đất trồng: Cây có thể trồng được với mọi loại đất từ đất tốt đến đất khô cằn kể cả đất pha cát và sỏi. Đất trồng lưỡi hổ nên có độ kiềm cao.
Tưới nước: Lưỡi hổ chịu hạn cực tốt, không nên tưới nhiều vì cây chịu úng rất kém. Thời tiết mùa đông,có thể tưới nước 1 tháng/ lần. Mùa hè khô hạn tăng cường hơn nhưng cũng ít hơn nhiều so với các giống cây trồng khác khoảng 1tuần/lần.
Phân bón: Cây lưỡi hổ có khả năng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu dinh dưỡng trung bình, khoảng vài tháng bạn bón phân cũng không sao, nhưng tránh bón vào mùa lạnh, lúc đó cây hấp thụ kém.
Cây lưỡi hổ rất dễ trồng và chăm bón, không yêu cầu quá cao về kĩ thuật. Vì thế, bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian và công sức với loại cây này khi trồng chúng trong nhà.