Là một loại cây hữu ích với nhiều tác dụng như làm cảnh trong nhà, làm rau gia vị để nấu ăn hay xua đuổi muỗi vào mùa mưa nồm... thì rất nhiều gia đình đang học cách trồng cây gia vị này ngay tại nhà.
Sả (cỏ chanh)
Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu.
Trong vấn đề chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ, sả rất hữu dụng vì tinh dầu sả chứa nhiều Vitamin A. Khi trên người có những vết thâm, chỉ cần nấu ít sả giống như trà, xoa nhẹ sẽ giúp xóa tan những mảng thâm. Món ăn có sự kết hợp giữa sả và hạt tiêu sẽ giúp giảm những rắc rối về kinh nguyệt và chứng nôn mửa. Tuy nhiên, tinh dầu sả có thể là nguyên nhân gây dị ứng sưng tấy da ở một số người.
Sả thường được trồng bằng cách chiết cây, khi sả đủ lớn, bạn có thể tách chồi của nó để găm những bụi sả mới. Việc chăm bón cho sả cũng khá bình thường, chỉ cần tưới nước, bón phân 3 tuần 1 lần.
Lợi ích từ cây sả
Phòng chống ung thư
Trong sả có chứa các chất flavonoid khác nhau hoạt động như những chất oxy hoá giúp ngăn ngừa một số loại ung thư. Theo một nghiên cứu vào tháng 8 năm 2012 của tạp chí khoa học Châu Âu thì chất flavonoid có trong sả được gọi là luteolin có khả năng đẩy lùi sự phát triển của một số tế bào ung thư.
Ngoài ra các loại tinh dầu trong sả có thể làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư có trong các loại ung thư gan, ung thư vú và ung thư bạch cầu.
Hỗ trợ tiêu hoá
Dùng sả để pha trà có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, giảm đau bụng, cảm lạnh và chữa được tiêu chảy. Nó cũng có thể giúp giảm cân và ngăn chặn các vấn đề về đầy hơi vì sả có khả năng làm dịu các cơ dạ dày.
Giải độc cơ thể
Sả là bài thuốc tuyệt vời để giải độc cơ thể vì trong nó có chứa các chất giúp loại các chất độc có hại trong cơ thể và axit uric. Nó giúp cơ thể giải độc ra ngoài bằng cách tăng cường số lượng và tần suất của việc đi tiểu giúp gan, thận, tuyến tuỵ và bàng quang luôn sạch sẽ và khoẻ mạnh.