Kiểm tra nước biển ở miền Trung sau tin đồn nhiễm xạ

16:33, Thứ ba 12/04/2011

( PHUNUTODAY ) - Chưa có cơ sở khoa học để khẳng định nước biển ở vùng biển nước ta nhiễm phóng xạ. Khả năng đây chỉ là tin đồn do một số cá nhân tung ra nhằm trục lợi…

(Phunutoday) - Chưa có cơ sở khoa học để khẳng định nước biển ở vùng biển nước ta nhiễm phóng xạ. Khả năng đây chỉ là tin đồn do một số cá nhân tung ra nhằm trục lợi…

Việc 4 – 5 ngày nay, người dân ở thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh đổ xô đi mua muối về dữ trự vì tin đồn nước biển Việt Nam nhiễm phóng xạ đã làm người dân hoang mang và làm thị trường muối ở đây cũng trở nên lộn xộn, xuất hiện tình trạng khan hàng, găm hàng.

Trước tình hình đáng lo ngại trên, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Trung tâm hạt nhân TP HCM đã được giao lấy mẫu nước biển để xét nghiệm.

Trao đổi trên báo điện tử Vovnews, Ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Hạt nhân TP HCM cho biết: “Hiện nay chúng tôi đã lấy mẫu nước biển ở miền Trung và  ở TP.HCM nhưng  phải chờ 1-2 ngày nữa mới có kết quả”.

Muối biển nhiễm xạ có thể chỉ là tin đồn (Ảnh minh họa)
Muối biển nhiễm xạ có thể chỉ là tin đồn (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cũng cho biết thêm, hiện vẫn chưa có cơ sở khoa học nào để khẳng định nước biển ở nước ta bị nhiễm phóng xạ. Rất có thể đây chỉ là tin đồn nhảm do một số kẻ ác ý tung ra nhằm mục đích trục lợi.

Ngày 11/4, theo thông tin của Bộ Khoa học và Công nghệ, đã phát hiện phóng xạ trong không khí ở Đà Lạt và TP. HCM.

Theo đó, phóng xạ trong không khí ở Đà Lạt và TP. HCM là 2 đồng vị phóng xạ nhân tạo Cs 13 và Cs 137. Đồng vị phóng xạ mang tên Cs 13 là đồng vị mới. Còn đồng vị phóng xạ mang tên Cs 137 đã xuất hiện trong không khí hồi đầu tháng 4 tại Hà Nội và Lạng Sơn, cùng với đồng vị mang tên Cs 134. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, từ sau khi xảy ra sư cố nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản, tại Việt Nam đã phát hiện ra 3 đồng vị phóng xạ tại Hà Nội, Lạng Sơn, Đà Lạt và TP. HCM.

Hình ảnh mô phỏng đám mây phóng xạ trên vùng Đông Nam Á trong ngày 28/3. (Nguồn: vaec.gov.vn).
Hình ảnh mô phỏng đám mây phóng xạ trên vùng Đông Nam Á trong ngày 28/3. (Nguồn: vaec.gov.vn).

Tuy nhiên, cũng theo thông báo của Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng vị phóng xạ trong không khí tại Đà Lạt và TP. HCM chỉ ở mức rất thấp, không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của con người.

Nhật Bản báo động hạt nhân mức cao nhất

Nhật Bản vừa nâng cảnh báo nguy cơ hạt nhân ở quốc gia này lên mức cao nhất, ngang với thảm họa Chernobyl năm 1986.


Theo đó, Cơ quan An toàn hạt nhân Nhật Bản đã nâng mức cảnh báo nguy cơ hạt nhân lên cấp 7 - mức tồi tệ nhất theo quy chuẩn quốc tế và cho đến nay mới chỉ được áp dụng trong trường hợp của thảm hoạ hạt nhân Chernobyl năm 1986.


Trong thang tiêu chuẩn sự cố hạt nhân quốc tế (INES), tai nạn hạt nhân ở cấp độ 7 tương ứng với nồng độ phóng xạ Idiot 131 thoát ra môi trường bên ngoài bằng 10.000 terabecquerel. Một terabecquerel tương đương 1 nghìn tỉ becquerel (Bq), đơn vị đo phóng xạ trong hệ thống đo lường quốc tế.



Trước đó, chiều tối 11/4, một trận động đất khác mạnh 7,1 độ richter xảy ra ở khu vực đông và đông bắc Nhật Bản. Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, trận động đất xảy ra lúc 17h16 (15h16 giờ Việt Nam), tâm chấn nằm cách Iwaki, tỉnh Fukushimage 30 km về phía tây nam, ở độ sâu khoảng 6 km.

Trước diễn biến mới phức tạp như vậy, Chính phủ nước này phải mở rộng phạm vi vùng sơ tán và triển khai lực lượng cứu hộ.

  • (Tổng hợp)

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc