Kiều nữ bán trà đá với những màn gạ tình của khách

07:17, Thứ ba 14/08/2012

( PHUNUTODAY ) - Rồi, cảm giác thấy tay hắn “chộp” ngay vào ngực mình, mình sợ quá ú ớ mãi với ra tiếng.

“Có hôm gần 2h sáng, đang loay hoay dọn thùng hàng ở phía gốc cây để chuẩn bị ra về, chị giật mình khi thấy có bàn tay vỗ mạnh vào vai, rồi lè nhè một giọng của gã say rượu: tàu nhanh không em, anh trả 500 ngàn.
[links()]
Rồi, cảm giác thấy tay hắn “chộp” ngay vào ngực mình, mình sợ quá ú ớ mãi với ra tiếng. Vì đứng trong bóng tối, nên chị không nhìn rõ mặt hắn, chỉ thấy cái dáng cao to, nhưng cũng có tuổi rồi. Vừa kịp hét lên một tiếng, thì gã đã chạy biến mất vào trong công viên…

Những màn gạ tình lúc 0h

Gần 1h sáng, cổng công viên Thống Nhất vẫn tấp nập người, râm ran tiếng cười nói của đám thanh niên vừa đi “bay” về, đang ngồi chém gió. Hay là cả những lời bàn tán, những câu chuyện bóng bánh, lô đề của giới dân chơi chuyên “hoạt động về đêm”.

 Có cả cánh xe ôm, cố gắng kiếm thêm vài cuốc cuối ngày, hễ thấy ai từ bán trà đá đứng dậy, đều mời chào đon đả. Ánh đèn đường sáng chói, những hàng trà đá quanh cổng công viên tấp nập như ban ngày.

Có thâm niên bán trà đá ở công viên Thống Nhất được gần 7 năm, nên khi được chúng tôi gợi chuyện, chị Hoa cởi mở nói: “Mùa hè, nhất là lúc đêm thì đông khách lắm, nắng nóng nên mọi người ra ra công viên ngồi nhiều, hàng của chị vì thế lại càng đông. Còn lúc đêm đêm, chỉ chủ yếu là thanh niên đợi xem đá bóng, hay đi chơi về lê la làm cốc trà cho mát thôi.” Chị vừa kể, tay vừa đon đả rót nước.

Cũng chính vì cái danh “hoa khôi” quán trà đá, mà quán chị Hoa luôn đông khách, nhất là giới trẻ hay tụ tập để chém gió, cũng như những tay chơi dạt về lúc đã thấm mệt, và cũng là nơi dừng chân của bao cánh xe ôm ở quanh công viên.

Chị Hoa có vẻ đẹp mặn mà của người mẹ 2 con, với cái mũi cao dọc dừa cùng với hàng mi dài lá liễu, càng làm cho khuôn mặt chị sáng sủa, sắc nét hơn. Chị nói chuyện lại rất có duyên, nên hầu như khách đã vào quán chị thì ít khi muốn sang quán khác. 

Còn nhớ như in những ngày đầu mới bán hàng ở công viên, chị gặp không ít khó khăn, nhất là những lần bị công an phường xua đuổi.

 Theo chị Hoa, thì làm nghề nào chả có mánh khóe, có khó khăn của nó, bây giờ mà cứ suốt ngày chịu trận, không dám làm cái gì vì sợ bị cấm, thì làm làm sao nổi. Nên mỗi lần đội trật tự của phường đi kiểm tra qua, không chỉ chị mà hầu như mọi người bán hàng ở vỉa hè gần công viên này đều phải “cong đuôi” lên mà chạy.

Chị cười bảo: “Ngày bán hàng cả ngày, lời lãi chả được bao nhiêu, bị tóm mất vài cái ghế, hay cái bàn nhựa, thì coi như ngày đó không công, thậm chí còn lỗ í chứ.” Chị ngao ngán nói.

Những tưởng, nghề bán trà đá có vẻ đơn giản, vốn bỏ ra ít mà thu về thì nhiều, nhưng đúng thật, sau khi nghe câu chuyện nghề của chị Hoa thì chúng tôi mới chợt nhận ra nó không đơn giản và nhẹ nhàng như mình đã tưởng.

Chị Hoa nhớ lại cái lần mà chị và cánh xe ôm, suýt nữa đánh cho tên bệnh hoạn ấy một trận vì hành động đó.
Chị Hoa nhớ lại cái lần mà chị và cánh xe ôm, suýt nữa đánh cho tên bệnh hoạn ấy một trận vì hành động đó.


Càng ngày, các quán trà đá mọc lên càng nhiều, chỉ cần vài cái cốc, một ít đá, và một bình trà cùng mấy bao thuốc lẻ, cũng có thể làm thành một quán trà đá, ngồi lê la ở vỉa hè hay đâu đó có người qua lại. Chính vì thế, bán ban ngày không kiếm mấy, chị Hoa mới phải cố nấn ná, bán thêm cả tới tận đêm khuya, phục vụ cả những vị khách cuối cùng của đêm vắng.

“Ngày đầu mới bán đêm, chị cũng lo lắm. Thân con gái một mình, dù biết là có đông người, còn khách nọ khách kia, nhưng vẫn thấy ghê ghê. Nhưng, vì đồng tiền nên vẫn phải bán thôi. Nhất là mùa hè, bán từ tầm tối tới đêm khuya, là lãi ghê lắm”, chị Hoa cho hay.

Còn nhớ ngày đầu tiên bán hàng tới gần 2h sáng, lúc thấy đã vãn khách, chị vội vàng nhờ anh xe ôm quen gần đó trông hộ đồ nghề, còn mình thì chạy lại tít đằng gốc cây, phía sau cánh cổng công viên, loay hoay dọn đồ, cất vào thùng để trở về. Bỗng chị giật bắn mình khi có bàn tay ai đập mạnh vào vai, chị quay lại thì đã bị người đó “chộp” vào ngực, miệng lè nhè mặc cả “ tàu nhanh không em, anh trả 500 ngàn”.

“Lúc ấy ở phía gốc cây cũng tối, không có ánh đèn hắt lại, nên gã đó mới lợi dụng lúc tôi đang cúi xuống phía trước, không đề ý. Ú ớ, mãi mới hét lên được, vội đẩy tay hắn ra, thì hắn vội vàng chạy một mạch về phía đằng hồ. Hoảng hồn chạy ra chỗ sáng, mặt lúc ấy cắt không còn giọt máu vì sợ.” Chị Hoa kể lại, mà giọng vẫn còn run run.

Đó không phải là lần đầu tiên chị bị sàm sỡ, bị gạ tình như vậy. Lục nhớ lại trí nhớ, chị lại kể tiếp: “Có lần khác, có gã bệnh hoạn, còn tranh thủ lúc mình đang cúi xuống thổi lại cái bếp lò để trong góc tối, hắn cũng ngồi thụp xuống phía sau, cứ dứ dứ cả cái của quý to đùng vào phía sau mình. Thấy buồn buồn, và cảm giác có gì cứ cọ sát, vội quay lại thì thấy hắn mặt phởn phơ, nói những lời tục tĩu.”

Chị Hoa nhớ lại cái lần mà chị và cánh xe ôm, suýt nữa đánh cho tên bệnh hoạn ấy một trận vì hành động đó. Nhưng may sao, người nhà của gã chạy tới van xin, nói là gã có vấn đề về thần kinh, nên mọi người mới thương tình tha cho.

Kể tới đây, chị cũng chợt nhớ ra trường hợp của cô bán hàng trà đá bên cạnh, cũng từng bị một gã bệnh hoạn làm cho phen suýt ngất. Chị vừa cười vừa kể tiếp: “Cô ấy cũng phải gần 50 tuổi rồi, lần ấy tranh thủ lúc vắng người, cô này chạy vào bui cây, đang định đi tiểu tiện cho nó nhanh. Vừa kéo quần xuống, bỗng thấy có thằng trong bụi cây nhảy bổ ra, cứ thế ôm đằng sau, còn kéo sẵn khóa quần, để lòi ra cái “của quý”, cứ thế cọ vào người cô này.”

 Chị Hoa nhớ lại. Quá bất ngờ, và cũng là người có tuổi, cô ấy sợ quá, phải mất gần 1 phút mới đứng dậy, lấy dép đập lấy đập để vào gã đó, miệng không ngừng hô hoán mọi người tới giúp. Mọi người lao tới, thì gã bệnh hoạn đó cũng đã lên xe chạy mất.

Lạnh gáy khi bị dân nghiện “xin đểu”

Thế giới về đêm nhiều điều bất trắc và lắm cạm bẫy rình rập, nhưng vì miếng cơm manh áo, chị vẫn cố nấn ná bán, ngày nào cũng phải tầm 2h mới dọn hàng.

Cũng may, chỉ mất thời gian đầu, chưa quen với việc bán nước đêm hôm, chưa quen với nhiều gười, thì chị Hoa còn gặp nhiều khó khăn, chứ khi bán được một thời gian, công việc này với chị cũng không mấy xa lạ nữa, hay cũng biết cách cư xử khi gặp những gã khách say rượu, hay có ý gạ tình chị như thế.

Mà đâu chỉ có vài lần chị bị khách gạ tình, chị Hoa còn không ít phen lạnh gáy khi gặp những tay nghiện hút, đang lên cơn thèm thuốc. Chị nhớ lại câu chuyện của vài năm về trước: “Lần ấy, cũng tầm gần 11h, quán cũng không có khách lắm, đường hôm ấy cũng vắng vẻ. Bỗng có gã thanh niên đội sùm sụp cái mũ lưỡi trai, vào gọi một cốc trà đá. Thấy chị đang loay hoay rót nước, gã này đã nói luôn: Em thèm thuốc quá, chị cho em vài đồng. Chị mà kêu lên, thì đừng trách…”, chị Hoa kể.

Vừa nói, tay gã thanh niên này cứ dí cái kim tiêm cạnh bụng chị, dọa sẽ đâm vào, nếu chị kêu lên hoặc không cho tiền. Mặt mũi tên này lỗ chỗ, da xám xịt lại, còn đôi mắt thì cứ gườm gườm, vẻ giang hồ lắm, làm chị cứ run bắn cả lên.

 Hắn dọa, là hắn đã bị nhiễm HIV, vì thế sợ quá, chị Hoa vừa run run, vừa móc ví lấy tiền cho hắn. Khi hắn đi xa với 100 nghìn của chị rồi, chị mới hốt hoảng kêu lên, mọi người vội chạy tới thì cũng chỉ biết đứng nhìn, không dám đuổi theo. “Động vào thằng nghiện làm gì hả em, không ai dại gì mà dây vào lũ đó đâu. Mất ít tiền, còn hơn bị nó cho một mũi…” Chị Hoa nói.

Còn có lần khác, chị bị mấy tay “số má” ở đó tới nói chuyện đàng hoàng, rồi “xin đểu” chị vài đồng để uống bia. Chị Hoa nhớ như in lần đấy.

“Hôm ấy nắng nóng, thấy một toán thanh niên cởi trần trùng trục, người săm trổ rồng phượng vào hàng chị, gọi mấy cốc nước. Vừa nhấp môi, gã cao to nhất trong đó, vừa nói, vừa nhả khói thuốc vào mặt chị: Muốn yên ổn làm ăn, thì các anh cho làm ăn. Cơ mà phải biết điều…” Chị Hoa còn giải thích thêm, bảo ở đâu thì có luật ở đó, mình muốn sống thì phải nghe theo thôi.

Đấy là điểm qua những câu chuyện làm cánh chị em phụ nữ bán trà đá thấy “lạnh gáy” và “nổi da gà” nhiều nhất. Còn những chuyện bị khách quỵt tiền là chuyện cũng không mấy hiếm. Hay, nhớ nhất là chuyện “đổi tiền giả, lấy tiền thật”.

 Ấy là những lúc, tranh thủ hàng quán đang đông, không để ý, nên nhiều kẻ đã lợi dụng, giả vờ khách đi đường vào đổi tiền lẻ, nếu không để ý, sẽ rất dễ bị lừa”.

 Chị Hoa nói: “Nếu chẳng may bị lừa như thế, thì cũng coi như ngày đó bán hàng không công. Nhưng, thường chỉ là mới đầu thì còn bị lừa như thế, chứ khi bán hàng lâu rồi, quen rồi, thì chẳng bao giờ bị lừa ngớ ngấn như thế nữa đâu”. Chị Hoa cho biết thêm.

Ngồi nghe chị nói chuyện mới tầm nửa tiếng, chúng tôi đã thấy được bao điều mà lâu nay ít ai biết về những người quán trà đá ở vỉa hè, nhất là bán vào những lúc đêm hôm như thế này.

Bao nhiêu nguy hiểm, bao nhiêu cạm bẫy rình rập và cả không ít những rủi ro, nhưng để kiếm thêm chút thu nhập, họ vẫn chấp nhận ngồi bán hàng tới tận 2h sáng.

 Thế mới biết, kiếm tiền không hề dễ, tưởng chừng công việc bán trà đá nhàn hạ, dễ kiếm tiền, ấy vậy mà ẩn sau đó còn có biết bao những câu chuyện, mà có trực tiếp nghe, chúng tôi mới tin nổi.

Liếc đồng hồ, đã hơn 2h sáng, đám dân chơi cũng dần đứng dậy, chia tay quán trà đá, bước lên xe, rồ ga, đánh võng ra về.

Chúng tôi cũng đứng dậy, trả tiền rồi lững thững bước ra khỏi quán, để rồi ngoái lại, vẫn còn thấy cái dáng tất bật, cất ghế, dọn hàng của những người bán hàng, của những người mẹ, người vợ đang lặn lội đêm hôm, mong có thêm thu nhập. Ánh đèn đường vẫn sáng, đường phố chỉ còn vài bóng người, vài tiếng chổi quét rác vọng lại từ xa…
 

  • Hồng Ngân
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc