Kinh ngạc: Những loài động vật không cánh có thể bay như chim

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Mực ống bay, rắn thiên đường, cá đuối Mobula, ếch Malabar, thằn lằn Draco... là những loài động vật không cánh nhưng lại có thể bay như chim.

Mực ống bay

Loài mực này còn có tên “mực bay Nhật Bản”, “mực bay Thái Bình Dương”, hay Todarodes pacificus. Chúng sống ở phía bắc của Thái Bình Dương, quanh khu vực biển Nhật Bản, dọc theo bờ biển Trung Quốc và Nga, phía nam bờ biển Alaska và Canada. Loài mực này cũng sống ở miền Trung Việt Nam.

Mực bay thường sống ở vùng nước gần mặt biển, có nhiệt độ từ 5 đến 27 độ. Chúng có thể bay được khoảng 30m trên bề mặt nước để tránh kẻ thù và tiết kiệm năng lượng khi di cư.

Loài mực này khó được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vì chúng có vẻ bị stress khi tách riêng. Chúng ăn sinh vật phù du cho tới khi có thể ăn được cá và loài giáp xác, thậm chí là chúng ăn thịt lẫn nhau.

Rắn bay thiên đường

Là một loài rắn được tìm thấy ở châu Á. Loài rắn này sinh sống ở Đông Nam Á và Nam Á. Chúng có thể bay từ cây này sang cây kia với khoảng cách đến 24m để tránh kẻ thù.

Cơ thể chúng có thể làm dẹt tối đa để có thể uốn lượn khi đang bay như đang bò trên mặt đất. Loài rắn này dựa vào chiếc đuôi để điều khiển cân bằng khiến chúng có thể bay xa hơn từ cây này đến cây khác.

Cá đuối bay Mobula

Đây là loài cá đuối dơi Mobula, họ hàng với cá đuối Manta. Chiều ngang cơ thể của cá đuối Mobula có thể đạt tới 5,2m, trọng lượng có thể đạt tới 1 tấn.

Hành động tung mình của loài cá đuối bay này nhằm thu hút bạn tình khi đến mùa giao phối. Cá đuối đực có thể nhảy cách mặt nước đến 3m, lượn trên không trung vài giây rồi rơi trở lại mặt nước.

Cá chuồn bay

Cá chuồn (Exocoetidae) là một họ cá biển thuộc Bộ Cá nhói. Đặc điểm nổi bật nhất của Cá chuồn là vây ngực rất lớn. Nhờ chiếc vây ngực lớn, chúng có thể vọt lên mặt nước rồi bay trên mặt nước khoảng vài mét.

Để vọt lên mặt nước, cá chuồn vẫy đuôi của chúng tới 70 lần mỗi giây. Sau đó chúng giăng vây ngực và nghiêng nhẹ lên phía trên để vọt khỏi nước.

Chiều dài đường bay trung bình của cá chuồn lên tới 50m, nhiều con còn có thể "bay" tới 200m. Giới khoa học nhận định cá chuồn phát triển khả năng bay để thoát những kẻ săn mồi.

Ếch bay Malabar

Ếch bay Malabar, có tên khoa học là Rhacophorus malabaricus. Loài ếch này có thể sử dụng bàn chân có màng của nó để bẫy không khí, tạo thành cơ quan giống như một cái dù để bay đáp nhanh từ ngọn cây xuống mặt đất khi gặp mối đe dọa.

Sóc bay phương Nam

Loài sóc bay này có một lớp da ở hai bên cơ thể cho phép con vật bay được khoảng cách xa đến hơn 9m mà không cần chạm đất. Lớp da đóng vai trò như một chiếc dù linh hoạt, còn đuôi nó được sử dụng như một bánh lái.

Thằn lằn bay Draco

Một trong những loài vật không cánh bay xuất sắc nữa là thằn lằn bay. Xương sườn của thằn lằn Draco có thể mở rộng và khá dài, nối giữa các xương sườn của con vật là một mảnh da, trông khá giống đôi cánh, giúp chúng điều chỉnh hướng “lượn” khi kết hợp cùng chiếc đuôi dài phía sau.

Nhện

Ít ai ngờ nhện có thể “bay” được quãng đường khá xa theo cách rất thông minh, khi cần bay, chúng sẽ nhả ra một sợi tơ mỏng, nhẹ, có khả năng co giãn, đồng thời lợi dụng sức gió để đu đám lên sợi tơ bay đến bất cứ đâu.

Thú có túi Acrobates pygmaeus

Thú có túi Acrobates pygmaeus có kích thước của một loài gặm nhấm nhỏ. Điều khá ấn tượng là loài vật có chiều dài không quá 8cm lại có thể nhảy xa tới 25m.

Kiến Peru Kiến Peru

Kiến Peru Kiến Peru bay theo một cách mới đó là chúng điều khiển hướng bay bằng cách để cơ thể rơi một cách tự do qua các khu rừng nhiệt đới ở Peru. Có ít nhất 25 loài kiến sử dụng cách bay lướt như một phương thức để di chuyển.

Ngỡ ngàng vẻ đẹp mê hoặc của những loài nấm cực hiếm
Ngỡ ngàng vẻ đẹp mê hoặc của những loài nấm cực hiếm
(Khám phá) - (Phunutoday) - Không chỉ là loài thực vật giàu dưỡng chất, các loài nấm cực hiếm này còn mang vẻ đẹp đầy mê hoặc.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn
TIN MỚI CẬP NHẬT