Lại phát hiện 3.600kg mứt và hóa chất độc hại

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) Cảnh sát PCTPamp;MT tỉnh Đăk Lăk vừa phát hiện và tiêu hủy 3.600kg mứt không rõ nguồn gốc.


Tin từ Dân Việt cho biết, chiều 25/4, Sở Y tế và phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm và môi trường tỉnh Đăk Lăk tiếp tục phát hiện và tiêu hủy 3.600kg mứt không rõ nguồn gốc và nhiều hóa chất độc hại tại cơ sở sản xuất Sâm Sáo của Phan Văn Đỉnh (TP.Buôn Ma Thuột), phạt hành chính 20 triệu đồng.

Chất phụ gia thực phẩm trôi nổi trên thị trường.
Chất phụ gia thực phẩm trôi nổi trên thị trường.

Trước đó (ngày 7/3), cơ sở sản xuất này cũng bị phát hiện tàng trữ gần 4 tấn mứt và hóa chất không rõ nguồn gốc.

Gần đây, tại Tp.HCM người cung cấp nầm dê cho các quán ăn ở Q.Tân Phú, TP.HCM cho biết chính tay ông đã tẩm ướp vú heo thành nầm (vú) “dê”. Ông này thú nhận: “Vú dê khan hàng lắm, hầu hết vú dê được rao bán chỉ là vú heo, vú trâu... Sau khi tẩm phụ gia tạo mùi, đố ai phân biệt đâu thật, đâu giả. Mấy chất phụ gia này chỉ cần ra chợ Kim Biên mua là có”.

Trên mạng Internet mấy ngày gần đây đưa tin, một số quán ăn nhẹ tại thành phố Hợp Phì, An Huy (Trung Quốc), chủ quán chỉ cần thêm một vài thìa phụ gia là có thể hô biến thịt lợn thành thịt bò. PV đã vào cuộc tìm hiểu và phát hiện ra chất phụ gia này đang có mặt ở nhiều chợ tại Việt Nam.

Người bán hàng ở cửa hàng H.C (chợ Bắc Qua, Hà Nội) đưa ra cả đống túi nilon bột đủ sắc màu khi được chúng tôi hỏi mua phụ gia chế biến thịt lợn thành thịt bò. Người này nói, phụ gia có mùi thịt bò là nhiều nhất trong các phụ gia chế biến thịt các loại. Cửa hàng đã có tới hơn chục loại từ bột đến nước.

Người bán hàng này đưa cho chúng tôi xem một loại bột có màu nâu vàng, không nhãn mác, chỉ được ghi vội dòng chữ bằng bút xanh: Bột bò! Khi túi bột này mở ra, mùi thịt bò kho xộc ra khắp. "Sao lại vón cục thế? Hay hết hạn sử dụng rồi?", PV hỏi. Người bán hàng ngọt nhạt bảo: "Chất phụ gia này nó thế, phải vón cục mới ngon. Hàng này giờ hiếm lắm, vì thời gian vừa qua nhiều khách đến lấy về ướp thịt nấu cơm văn phòng, cơm bụi. Giờ cũng không còn nhiều nên để lại giá 380.000đ/kg".

Những loại phụ gia trôi nổi trên thị trường ngày càng nhiều, nhưng việc đáng quan tâm là những cơ sở đã bị bắt và tiêu hủy một lần tại sao vẫn còn hoạt động và vi phạm lần thứ 2 như cơ sở sản xuất Sâm Sáo của Phan Văn Đỉnh (TP.Buôn Ma Thuột)? Phải chăng cơ quan chức năng  nhẹ tay nên các cửa hàng vi phạm này “lờn” thuốc?
 
  • TT (tổng hợp)
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn