Cô gái xinh đẹp bị đột quỵ tuổi 20, bác sĩ tiết lộ lý do bởi thói quen nguy hiểm ai cũng làm này

( PHUNUTODAY ) - Cô gái trẻ không hề tin mình bị đột quỵ cho tới khi đi khám và càng sợ hãi hơn khi nghe lý do mà bác sĩ tiết lộ.

Ngày 28/10, cô gái trẻ người Malaysia, Yvonne đã chia sẻ lên Facebook về một trải nghiệm kinh hoàng của bản thân đó là bị đột quỵ ở tuổi 20. Nguy hiểm hơn là cô gái trẻ đã bỏ qua mọi dấu hiệu cảnh báo ban đầu chỉ bởi vì cô không tin một người trẻ lại có thể bị đột quỵ.

“Gần đây, nhiều bạn bè hỏi tôi về đột quỵ vì tôi đã từng trải qua và giờ họ cũng bắt đầu có một số biểu hiện khiến họ lo lắng bản thân có thể mắc phải. Nếu là một năm trước, tôi sẽ chẳng thể trả lời được câu hỏi của mọi người bởi đối với một cô gái mà nửa khuôn mặt đã méo xệch, ăn uống cũng không xong, nói năng không nên lời và lúc nào mắt cũng như nhắm thì sao có thể nói được điều gì.

Ở trong hoàn cảnh đó, tôi thậm chí còn không dám nhìn chính mình trong gương. Nhưng hiện tại, tôi muốn viết những điều này để hy vọng mọi người có thể tránh không bị rơi vào tình huống như tôi. Vì vậy, tôi hy vọng các bạn hãy chú ý những điều sau.” Yvonne viết.

benh-dot-quy-3

1 năm trước, Yvonne đã phải trải qua một cơn sốt kéo dài. Vì nghĩ chỉ là cảm sốt thông thường nên cô đã tự đi mua thuốc uống và cơn sốt biến mất. Nhưng vài ngày sau, khuôn mặt của cô gái bắt đầu sưng lên. Yvonne lại tiếp tục đi mua thuốc chống viêm.

Mặc dù sau đó những vết sưng dần biến mất nhưng kể từ lúc ấy, cô không thể cười hay bộc lộ bất cứ cảm xúc nào trên khuôn mặt. Gương mặt của Yvonne gần như bị tê liệt và mắt của cô thì chỉ mở được một nửa. Qúa lo lắng, Yvonne đã đến gặp ba bác sĩ và đều nhận được kết luận bị đột quỵ nhẹ. Tuy nhiên, cô gái trẻ không tin cho tới khi một bác sĩ nói với cô một điều khiến cô phải thay đổi suy nghĩ: “Đừng vì bạn còn trẻ mà bỏ qua sức khỏe của bản thân, không gì có thể giúp bạn lấy lại được sức khỏe đã mất.”

Bác sĩ cũng nói những thói quen như ngủ muộn, ngủ không đủ giấc, thường xuyên căng thẳng, ăn kiêng và không tập thể dục có thể dẫn tới đột quỵ.

Lúc này, Yvonne mới nhận ra bản thân trước nay vốn không hề khỏe mạnh như cô nghĩ. “Trong thời gian sống ở Anh, tôi thường thức khuya xem phim, đi uống rượu, ăn nhiều đồ dầu mỡ. Đêm nào tôi cũng ngủ muộn và không hề tập thể dục. Tôi đã quá quen với cuộc sống như vậy.

Sau khi trở về Malaysia, tôi vẫn tiếp tục sống như thế nhưng hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, chỉ trong 1 năm, tôi đã bị đột quỵ.” Yvonne hối hận.

Empty

May mắn khi một người bạn đã giới thiệu cho cô gặp một bác sĩ chuyên về đột quỵ. Yvonne đã dành nửa năm để điều trị, thay đổi chế độ ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc men và được xoa bóp cơ mặt. Cuối cùng, cô gái trẻ có thể lấy lại được nụ cười của chính mình.

Dù vậy, bác sĩ cũng cảnh báo vì đã từng mắc đột quỵ nên nguy cơ tái phát cũng có thể xảy ra, vì vậy Yvonne cần phải chú ý đến sức khỏe.

Sau tất cả những gì đã trải qua suốt 1 năm, Yvonne nhắn nhủ mọi người hãy sớm từ bỏ những thói quen tai hại. “Tôi chân thành hy vọng mọi người sẽ chăm sóc sức khỏe chính mình, đừng thức khuya, ngủ đủ giấc, chú ý ăn uống điều độ, đừng uống nước đá thường xuyên, tập thể dục nhiều hơn.

Khi bị căng thẳng, hãy tìm cách giải tỏa. Điều quan trọng nhất đó là nếu gặp vấn đề hãy tìm bác sĩ, đừng tự ý mua thuốc. Sức khỏe của bạn không thể mua được bằng tiền, hãy giữ gìn nó.”

Cách phòng tránh đột quỵ ai cũng cần biết:

- Lựa chọn thực phẩm giúp giảm nguy cơ đột quỵ:  

Ăn nhiều thực phẩm từ thực vật như rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, và các loại hạt.

Ăn hải sản nhiều hơn, ăn thịt gia cầm và trứng thay vì thịt đỏ. Hạn chế lượng muối, chất béo, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn đường và ngũ cốc tinh chế.

Đừng quên thể dục mỗi ngày:

Luyện tập thể dục, thể thao giúp tăng lưu lượng máu đến não, điều chỉnh huyết áp và nhịp tim, cải thiện độ nhạy của insulin, từ đó giảm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ.

- Kiểm soát huyết áp: 

benh-dot-quy-4

Việc quan trọng trong phòng ngừa đột quỵ là kiểm soát chỉ số huyết áp. Người bệnh cần kiểm soát chỉ số huyết áp ổn định ở ngưỡng an toàn <140/90mmHg

- Tầm soát đột quỵ: 

Những người có tiền sử tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, bệnh mạch vành, mỡ máu cao, tiểu đường…. cần đi khám bệnh 3 đến 6 tháng/lần, hoặc theo chỉ định của bác sỹ.

Đặc biệt, người tăng huyết áp thể cao dao động, có kèm mỡ máu cao phải hết sức lưu ý, cần kiểm soát huyết áp và chỉ số mỡ máu ở mức an toàn.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn