Ngày nay hầu như người trưởng thành nào cũng có trong mình ít nhất một chiếc điện thoại thông minh. Có người mang tới 2-3 cái mới đủ dùng. Điện thoại không chỉ để nghe gọi mà chứa rất nhiều thông tin cá nhân trong đó từ ảnh, tin nhắn, tài khoản ngân hàng, tài liệu mật riêng tư, tài liệu làm ăn, các mật khẩu, các thông tin cá nhân.... Chính vì thế bảo mật điện thoại không an toàn khiến bạn có nguy cơ bị tấn công, đánh cắp dữ liệu điện thoại gây ra rất nhiều hệ lụy phiền phức và nguy hiểm. Thậm chí ngay cả khi không may bạn đánh rơi điện thoại mà bảo mật không kỹ thì chẳng khác gì tự dâng hiến sự an toàn của bản thân mình cho kẻ tội phạm. Trong khi đó nếu bảo mật cao thì khi mất, bạn chỉ mất điện thoại, còn tội phạm bẻ được khóa để dùng thì điện thoại cũng đã mất dữ liệu quan trọng.
Thế nên hãy nhớ tăng cường bảo mật lên mức cao nhất bằng các cách sau:
Luôn có mật khẩu
Ưu điểm: Mật khẩu mạnh, khả năng bảo mật tương đối tốt, tránh được người khác tự ý xem thông tin điện thoại, tránh con cái tự ý dùng điện thoại
Nhược điểm: Việc gõ mật khẩu không đem lại sự tiện lợi nhanh chóng cho bạn.
Mật khẩu mạnh tránh mật khẩu là họ tên, ngày tháng năm sinh hoặc những thông tin quá dễ tra cứu. Mật khẩu dạng đó chỉ tránh được con trẻ không dùng linh tinh chứ không tránh được tội phạm và người cố tình muốn lấy thông tin của bạn. Thế nên hãy đặt mật khẩu mạnh có ký tự riêng tư khó đoán và tránh tiết lộ ẩn ý về mật khẩu với bất cứ ai.
Bảo mật bằng mã PIN
Ưu điểm: Dễ dàng nhập hơn mật khẩu.
Nhược điểm: Người dùng có thể gặp khó khăn trong việc ghi nhớ những mã PIN mạnh.
Nhưng nhớ mã PIN cũng nên đặt theo dãy số không hoàn toàn liên quan tới ngày tháng năm sinh vì như vậy tội phạm sẽ khó tra ra hơn.
Bảo mật bằng khóa hình
Ưu điểm: Đơn giản, phụ thuộc vào sức sáng tạo của người dùng.
Nhược điểm: Nhiều người dùng tạo khóa hình rất đơn giản, có thể dễ dàng đoán ra.
Việc cài đặt khóa hình sẽ yêu cầu người dùng vẽ một hình từ 4 - 16 chấm.
Nhiều người tạo khóa màn hình quá dễ đoán chỉ bằng vài chấm tạo dạng chữ cái. Cách này không an toàn Hãy tạo khóa mành hình bằng hình dạng phức tạp hơn.
Bảo mật bằng cảm biến vân tay
Ưu điểm: Nhanh chóng và mức độ bảo mật tương đối tốt bởi vân tay là của riêng bạn. Tội phạm công nghệ khi lấy trộm làm giả vân tay của bạn là rất khó và chỉ khi bạn là một đối tượng rất quan trọng để họ phải đánh cắp thông tin.
Nhược điểm: Cảm biến hoạt động đôi khi không nhạy bén làm bạn mất thời gian đợi.
Hiện nay cảm biến vân tay trở nên quá phổ biến trên đa số các mẫu smartphone và trở thành tính năng mở khóa bắt buộc phải có trên điện thoại. Điều này cũng khá dễ hiểu vì việc mở khóa bằng vân tay diễn ra khá nhanh chóng và mức độ bảo mật cao. Do đó bạn nên dùng cảm biến vân tay nếu trường hợp điện thoại có dữ liệu rất quan trọng.
Bảo mật bằng nhận diện khuôn mặt
Ưu điểm: Sử dụng nhanh chóng, mở khóa thiết bị chỉ trong nháy mắt.
Nhược điểm: Khả năng bảo mật kém, mức độ an toàn không cao bởi vì tội phạm có thể dùng ảnh của bạn tìm được ở các trang mạng khác để mở điện thoại của bạn
Cảm biến nhận diện khuôn mặt được chia thành 2 loại. Bảo mật Face ID của Apple sử dụng cảm biến hồng ngoại để quét 3D chi tiết khuôn mặt của người dùng. Tuy vẫn có khả năng bị đánh lừa nhưng Apple đã khẳng định chắc chắn rằng cảm biến nhận diện khuôn mặt có chính xác cao hơn gấp 20 lần so với cảm biến vân tay.
Hãy nhớ đặt các cấp độ bảo mật cho điện thoại của bạn để tránh tình trạng bị xâm phạm thông tin cá nhân nhé