Vạn tuế là loại cây cảnh phong thủy có giá trị cao và phải kiên nhẫn mới thấy được hoa quả vạn tuế. Người xưa có câu: “Vạn tuế ngàn năm nở hoa, vạn năm đâm chồi nảy lộc”. Mặc dù thực tế không đến mức như vậy nhưng sự thật là vạn tuế phát triển chậm nhưng giá trị thể hiện sự bền vững trường tồn của gia tộc.
Vạn tuế sống tới vài trăm năm. Thông thường, phải mất từ 10-20 năm cây mới có thể ra hoa kết quả. Thế nên gia đình nào sở hữu cây này ra quả thì như có lộc vàng trời cho. Hoa vạn tuế có 2 loại là hoa đực và hoa cái. Hoa đực trông gần giống như bắp ngô, còn hoa cái giống hình bán cầu, bên ngoài phủ lớp lông màu trắng hơi ngả vàng.
Quả vạn tuế có thể ăn được dù có độc. Sau khi phơi và chế biến nấu chín thì độc tố hết. Màu quả vạn tuế cũng như màu của quả trứng vậy. Tại Trung Quốc, quả vạn tuế đã từng được bán với giá dao động từ 400.000 – 600.000 đồng/kg. Quả vạn tuế ăn bùi và còn có công dụng với sức khỏe nên vẫn được yêu thích. Quả vạn tuế giúp long đờm, giảm ho, khó tiêu, kiết lị, viêm phế quản, bảo vệ dạ dày và lá lách.
Vạn tuế mang ý nghĩa phong thủy tốt lành
Cây cảnh vạn tuế là cây cảnh phong thủy, có tuổi thọ cao nên loài cây này tượng trưng cho sự trường thọ, vĩnh cữu, thể hiện sự trường tồn của dòng họ gia tộc. Vạn tuế cũng là cây di sản từ đời này sang đời khác. Đời cha mẹ trồng, đời con cháu hưởng. Vạn tuế trong nhà mang may mắn sức khỏe cho người lớn. Nhiều người cũng cho rằng, trồng cây cảnh vạn tuế trong sân vườn nhà có tác dụng cân bằng âm dương, giúp trấn trạch và xua đuổi tà mà, những điều xui xẻo ra khỏi nhà. Có vạn tuế như có bùa hộ mệnh giúp gia đạo mới bình an, gia đình yên ấm, hạnh phúc, gia chủ ăn nên làm ra, công việc thuận buồm xuôi gió, con cháu đời đời hưởng phúc. Vạn tuế thể hiện sự vững bền, và giống như một "lão phật gia" trong nhà để quy tụ lãnh đạo con cháu, chỉ lối cho con cháu vậy.
Vạn tuế hợp mệnh nào?
Vạn tuế được cho là hợp nhất với mệnh Mộc và Thủy. Tuy nhiên đây là loại cây đặc biệt truyền đời. Thế nên gia đình nào cũng có thể trồng vạn tuế.
Cách chăm sóc để vạn tuế ra hoa mang lại phúc lộc thọ
- Đất trồng: Cây vạn tuế không kén đất trồng, nhưng để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất thì bạn nên trồng cây bằng hỗn hợp đất thịt gồm đất, xỉ than, tro trấu, phân chuồng hoai mục.
- Ánh sáng: Cây cảnh vạn tuế ưa ánh sáng, có thể trồng ngoài ban công, sân vườn. Tuy nhiên nếu nắng quá cây không chịu được nên cần che nắng vào lúc gay gắt.
- Tưới nước:Vạn tuế là cây có khả năng chịu hạn tốt, không cần tưới nhiều nước, 3-5 ngày tưới nước 1 lần là được. Nhưng trong thời kỳ sinh trưởng cao điểm vào mùa hè, nên tưới nước 2-3 ngày/lần.
- Bón phân: Trong thời kỳ sinh trưởng, nên bón phân 1-2 lần/tháng và phân urê là thích hợp hơn cả. Bạn cũng có thể dùng nước vo gạo ủ lên men để tưới cho cây cảnh.
Vạn tuế là cây cảnh cao quý và thể hiện sự uy nghiêm. Vì thế khi trồng vạn tuế bạn nên có những sự chăm chút nhất định.
Vạn tuế mang lại may mắn bình an. Bạn có thể trồng cây trong chậu hoặc trồng ở ngoài đất. Hiện nay có loại cây vạn tuế chậu nhỏ tiện cho việc trang trí văn phòng và để bàn. Cây vạn tuế nhỏ cũng thích hợp khi di chuyển. Tuy nhiên nên cẩn thận khi trồng và chú ý ánh sáng cho cây để cây phát triển tốt và biết đâu bạn nhanh chóng được thấy hoa của cây.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm