Loại rau "đẹp lạ" nhất chợ nhưng mệnh danh "thuốc bổ thận tự nhiên"

15:02, Thứ hai 26/08/2024

( PHUNUTODAY ) - Thoạt nhìn loại rau này rất tươi đẹp, thơm ngon và bổ dưỡng, nhiều vitamin, được coi là "thuốc bổ thận tự nhiên" nhưng nếu không nói tên chắc hẳn bạn không biết.

Lợi ích ăn lá hẹ thường xuyên

Có thể ngăn ngừa ung thư: Lá hẹ rất quen thuộc với người Việt. Hẹ là nguồn chứa chất flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên có thể ngăn chặn một số loại bệnh ung thư hiệu quả. Những chất này giúp chống lại các gốc tự do và ngăn chặn chúng phát triển, vì vậy ăn hẹ có thể phòng ung thư đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày.

Giảm huyết áp và cholesterol: Cũng như tỏi, cây hẹ chứa allicin, allicin tác dụng giảm huyết áp ngăn quá trình sản sinh cholesterol trong cơ thể, hơn nữa, chúng có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm, tẩy vi khuẩn, nấm trong đường ruột, đảm bảo cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.

Ngăn ngừa đông máu: Trong lá hẹ có chứa chất flavonoid. Chất này giúp cân bằng huyết áp, đặc biệt giúp giảm huyết áp cao. Hẹ giàu vitamin C có tác dụng tăng cường tính đàn hồi của các mao mạch máu và thúc đầy sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Ăn hẹ thường xuyên sẽ ngăn ngừa chứng đông máu.

Chống vi khuẩn và nấm: Lá hẹ có đặc tính chống vi khuẩn và nấm nên rất tốt cho da, đồng thời cải thiện những vấn đề về nhiễm trùng da. Hẹ có thể thay thế cho các loại kem bôi trị vảy và làm lành vết thương hở. Nhờ đặc tính này, hẹ có thể tiêu diệt vi khuẩn, nấm, giúp vết thương mau lành.

Có thể giúp xương chắc khỏe: Hẹ chứa nhiều vitamin K - loại vitamin chịu trách nhiệm cho sức khỏe xương của bạn. Sự khử khoáng xương được ngăn chặn đáng kể bằng việc ăn hẹ thường xuyên, đặc biệt phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới nên thường xuyên ăn hẹ sẽ giúp tăng mật độ xương.

Giúp ngăn ngừa mụn: Nếu ăn lá hẹ thường xuyên giúp da đẹp hơn. Bởi sự xuất hiện của beta-carotene trong hẹ có tác dụng làm sáng làn da, ngăn ngừa mụn. Ăn hẹ thường xuyên giúp da sáng rạng rỡ.

Tiêu đờm: Trong Đông y hẹ là thức ăn - vị thuốc có tác dụng tốt nhất về mùa xuân. Vào thời điểm này, chất lượng làm thuốc của hẹ cao hơn. Lá hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm.

Tốt cho giấc ngủ và tâm trạng: Loại rau này chứa một lượng nhỏ choline, đây là chất quan trọng giúp duy trì cấu trúc của màng tế bào. Ngoài ra, choline cũng giúp cải thiện trí nhớ, tâm trạng, kiểm soát cơ bắp và các chức năng khác của não và hệ thần kinh.

Lưu ý: Tác dụng dược lý của hẹ cao nhất là vào mùa xuân, kỵ mật ong và thịt trâu. Những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt không nên dùng hẹ lâu dài.‎

Hẹ là loại rau được nhiều người đánh giá cao về hương vị và giá trị dinh dưỡng. Mọi người thường ăn lá và thân hẹ. Hai bộ phận này mang xào, tráng trứng, làm bánh, làm nhân sủi cảo đều rất ngon. 

2

Cách chế biến món ngon từ rau hẹ

Loại rau này có thể mua ở hầu hết các chợ. Khi chế biến nổi bật tinh dầu dễ bay hơi có trong hoa hẹ có tác dụng hạ lipid máu rõ rệt. Ngoài ra loại rau này cũng chứa các thành phần đặc biệt như tinh dầu dễ bay hơi và sunfua tỏa ra mùi cay độc đáo, giúp điều hòa khí gan, tăng cảm giác thèm ăn và tăng cường chức năng tiêu hóa.

Hoa hẹ vào mùa thu còn ngon hơn là thân và lá. Khi ngâm chua, có thể thưởng thức hương vị thơm ngon của hoa hẹ cả trong mùa đông. Khi ăn thịt hoặc làm lẩu, chấm với sốt hoa hẹ vô cùng tươi ngon.

3

Nguyên liệu: Hoa hẹ, lá hẹ, táo, gừng.

Cách làm: 

- Tiếp theo, đặt hoa hẹ lên rèm và đặt ở nơi có ánh nắng mặt trời hoặc nơi thoáng gió. Cố gắng loại bỏ độ ẩm trên hoa hẹ càng nhiều càng tốt và phơi thật khô để hoa hẹ ngâm được bảo quản lâu hơn.

- Lúc này, chuẩn bị một nắm lá hẹ và một quả táo, cho vào tô lớn, sau đó thêm một lượng nước thích hợp, rửa sạch nhiều lần, sau khi rửa sạch, lau khô, để ráo nước.

- Chuẩn bị 3 cân hoa hẹ, cho vào tô lớn, dùng kéo nhà bếp cắt bỏ phần cuống phía trên đầu hoa hẹ, phần này không ngon nên bỏ đi. 

- Tiếp theo, cho một thìa muối ăn vào, sau đó cho thêm nước, rửa sạch 3-4 lần cho đến khi nước trong rồi vớt hoa hẹ ra, để ráo nước.

- Chuẩn bị một miếng gừng, gọt vỏ và thái mỏng. Hoa hẹ và gừng là sự kết hợp hoàn hảo. Ăn nhiều gừng vào mùa thu không chỉ có tác dụng làm ấm dạ dày, xua tan cảm lạnh mà còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa. 

- Đặt táo lên thớt, dùng dao tách chúng làm đôi, bỏ lõi và hạt rồi cắt thành lát mỏng. Lá hẹ cắt nhỏ. 

- Chuẩn bị máy xay thịt, cho gừng thái lát, lát táo, lá hẹ và hoa hẹ vào, sau đó cho 2 thìa muối ăn vào, đậy nắp và xay nhỏ. Đừng xay nhuyễn mà chỉ xay thô là được. 

- Đổ nguyên liệu đã xay nát vào tô lớn, dùng thìa khuấy đều rồi cho vào lọ thủy tinh sạch, dùng thìa ấn chặt, rồi đậy nắp lại rồi cho vào tủ lạnh. Để sốt trong 24 giờ sẽ có hương vị ngon hơn. 

- Sốt hoa hẹ làm theo cách này có thể dùng để cho vào lẩu, dùng để trộn mì, làm bánh hấp trong nửa năm mà không bị hỏng. 

Những lưu ý khi chế biến loại rau hẹ

- Theo Dân Việt loại rau tươi đẹp này nên ăn mạnh vào tháng 8. Trước khi chế biến nên rửa sạch hoa hẹ, bạn nhớ ngâm chúng trongnước muối nhẹ một lúc. Điều này có thể loại bỏ vi khuẩn và trứng côn trùng trên hoa, giúp hoa sạch sẽ hơn. 

- Lưu ý khi ngâm hoa hẹ không nên cho quá nhiều muối, miễn là có thể nếm được vị mặn. Nếu cho quá nhiều muối sẽ làm mất đi mùi thơm tươi mát của hoa hẹ.

- Nếu thích ăn hoa hẹ, bạn có thể làm nhiều mỗi lần một ít, cho vào lọ thủy tinh, đậy kín rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để ăn. như bánh hấp, bún, hay làm lẩu đều ngon cả.

Trong 1 kg lá hẹ có 5-10g đạm, 5-30g đường, 20mg vitamin A, 89g vitamin C, 263mg canxi, 212mg phốt pho, nhiều chất xơ. Nếu ăn 86g hẹ sẽ thu được 1,9g protid, 5,1g glucid và 25 calo năng lượng. Chất xơ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Chất odorin là kháng sinh mạnh chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.

chia sẻ bài viết
Theo:  nguoiduatin.vn copy link
Tác giả: M
Từ khóa:
Tin nên đọc