Người chân thành hay giả tạo chỉ khác nhau ở 1 điểm đơn giản này

( PHUNUTODAY ) - 1 người sống chân thành hay giả tạo chỉ cần nhìn vào những biểu hiện này là rõ.

Người chân thành hay giả tạo khác nhau ở điểm này

Có rất nhiều kiểu người sẽ xuất hiện xung quanh bạn, như ở công sở, ở ngoài đường, những nhóm bạn chơi chung... Và trong số đó, thật buồn khi phải thú nhận rằng không phải ai cũng đối xử với bạn thật lòng. Tệ hơn nữa đó còn là những người rất giả tạo. 

Có đặc điểm nào để phân biệt được đâu là những người chân thành, thành thật, đâu là người giả tạo không? Có chứ! 

Người chân thành sẽ tôn trọng, chan hoà và thân thiện với tất cả mọi người. Người giả tạo thì không, cái cuối cùng họ muốn vẫn là bản thân mình được lợi nên dĩ nhiên họ sẽ đối tốt với những người có quyền, giúp ích cho họ.

Người chân thành luôn đề cao sự chân thành trong các mối quan hệ. Người giả tạo thì tìm mọi cách, làm mọi việc để khiến người khác thích mình.

4-150709tranh04-2371e-1436407901029

Người chân thành không quan tâm xem mình có phải là trung tâm của sự chú ý hay không. Người giả tạo thì khác, họ luôn ứng xử để nhất định phải là trung tâm của đám đông.

Những người chân thành luôn trân trọng và thừa nhận thành quả của người khác, chúc mừng thực lòng và lấy đó để học hỏi. Còn người giả tạo, nếu không phải là chỉ trích người khác để nâng mình lên thì lời chúc mừng của họ chưa chắc đã đáng tin.

Người ta nói trên đời có 3 kiểu bạn

“Bạn vì một lý do” là những người bạn mà ta quen vì một mục đích nhất định. Ví dụ, những người ta học chung một lớp, bạn hàng làm ăn, bạn cộng tác chung dự án… Chúng ta thường tìm đến họ vì một mục đích nhất định, trong một hoàn cảnh nhất định, lặp đi, lặp lại.

Khi mục đích này không còn (như sau khi ta ra trường, chuyển chỗ làm, ngừng dự án…), chúng ta cũng không nhất thiết phải gặp nhau nữa. Tình bạn này có còn tiếp tục được duy trì, vượt lên lý do và mục đích ban đầu hay không, tất cả là ở quyết định ở cả hai phía. 

photo1526847494051-15268474940521681080887

“Bạn ở một thời điểm” là những người mà ta gặp gỡ thường xuyên trong một thời điểm nhất định nào đó trong cuộc đời. Ví dụ như những người hàng xóm tạm thời, những người ta từng “say nắng”, những người ta mới gặp nhưng đã có cảm tình, những người “bạn của bạn của bạn” …

Họ trở thành một phần quan trọng trong cuộc đời ta trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng sau đó, ta không còn gặp gỡ và liên hệ thường xuyên nữa. Đôi khi có lý do nào đó khiến thời điểm thân thiết này qua đi, nhưng đôi khi, chẳng vì lý do gì cả. Cuộc sống tiếp diễn, cuộc đời sang trang, và chúng ta tự khắc xa nhau. 

“Bạn cho cả đời” là những người mà ta gắn bó và làm bạn trong suốt cả cuộc đời mình. Ta có thể bắt đầu quen bạn vì một lý do nào đó, thân thiết trong một thời điểm nào đó, nhưng khi lý do không còn, thời điểm qua đi, ta vẫn tiếp tục làm bạn.

Nhìn vào nhau, chúng ta có thể thấy cả một tương lai ở phía trước, khi chúng ta gìa đi, cuộc sống đẩy đưa, đường đời rẽ sang nhiều hướng… nhưng ta vẫn có thể tiếp tục là bạn tốt của nhau.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn