Lương công chức thấp: Cách cấp bổng lộc của các triều đại trước để "dưỡng liêm"

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người cho rằng: lương công chức quá thấp không đủ ăn nên gây ra tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ, làm việc hời hợt.

 Trong lịch sử Việt Nam, các triều đại phong kiến đã sớm biết sử dụng lương bổng hợp lý để khuyến khích quan lại gìn giữ đức thanh liêm.

Lý Thánh Tông cấp tiền, lúa, cá, muối cho quan lại trông coi hình ngục

Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, trước thời vua Lý Thánh Tông, các quan trong triều ngoài lộ không có chế độ lương bổng thường xuyên. Quan trong thỉnh thoảng được vua ban thưởng. Quan ngoài được thu thuế ruộng đất đầm ao của dân địa phương mà tự cấp cho mình.

Sử chép: “Mùa đông, tháng 10, đại hàn, vua bảo các quan tả hữu rằng: “Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa”.

photo-1-1480409992004

Lý Thánh Tông khi thương xót những tù phạm chịu đói rét trong tù thì cũng nghĩ đến cả những người canh giữ tù phạm ấy. Bởi lẽ chính sách khoan hồng của vua với phạm nhân sẽ khó thành nếu quan lại hình ngục nhũng nhiễu tù nhân và người nhà chỉ vì không có lương bổng. Vậy nên, nhà vua đã đặt ra “bổng dưỡng liêm” cấp cho các quan chức trông coi việc hình pháp, xét xử, giam giữ… nhằm nuôi dưỡng đức tính liêm khiết, trong sạch của họ, ngăn chặn nạn hối lộ trong hoạt động chấp pháp.

Lê Thánh Tông cấp bổng lộc dựa trên nội dung công việc thực tế

Coi “Trăm quan là nguồn gốc của trị loạn” nên vua Lê Thánh Tông chú trọng thực thi các chính sách nhằm xây dựng, nuôi dưỡng đội ngũ quan lại hiền tài. Ông thiết lập chế độ đãi ngộ quan lại công bằng, tùy theo tính chất công việc khó dễ mà định đoạt.

Năm 1473, Vua Lê Thánh Tông định chế độ bổng lộc cho quan lại trong kinh, ngoài trấn. Theo đó, việc phân cấp lương bổng được thực hiện dựa theo nguyên tắc: “Những nơi ít việc và nơi rất ít việc, những chức thong thả và những chức rất thong thả tiền bổng có khác nhau” (Lịch triều hiến chương loại chí). Đối với các quan cùng phẩm hàm nhưng giữ các trọng trách ở địa phương, số tiền lương cũng không có sự khác biệt so với các quan trong triều. Chính sách này nhằm khuyến khích các quan làm việc ở lộ, phủ, và để quan địa phương không vì lương bổng quá thấp so với quan trong kinh mà vơ vét của dân, sinh ra nhũng lạm.

Từ ngày 1-7-2017, mức lương cơ sở 1,3 triệu đồng/tháng được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Ðảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở T.Ư, ở cấp tỉnh, huyện, xã, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang. Trong khi đó, lương tối thiểu vùng áp dụng cho khối doanh nghiệp tại khu vực I là 3,75 triệu đồng.

nghia1

Có thể thấy, mức tăng lương hằng năm thuộc khối công chức, viên chức nhà nước chủ yếu bù đắp trượt giá, chưa bảo đảm nhu cầu sống cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức. Bên cạnh đó, hệ thống thang, bảng lương trong khối hành chính nặng về bằng cấp, chưa phản ánh được trình độ, chất lượng đáp ứng công việc hoặc chức vụ đảm nhận. Hệ số giãn cách giữa các bậc lương thấp.

Nếu một sinh viên tốt nghiệp đại học phải "chật vật" mới thi đỗ công chức, viên chức, nhưng khi được nhận vào làm, họ sẽ chỉ nhận được đồng lương quá eo hẹp, nhất là đối với bộ phận lao động ký hợp đồng. Nếu được xếp công chức loại A1, hệ số lương sẽ là 2,34. Sau khi trừ các khoản bảo hiểm, công chức đó chỉ nhận được chưa đến ba triệu đồng/tháng. Sau ba năm được tăng lương, hệ số nâng thêm 0,33, tương ứng khoảng hơn 400.000 đồng. Có một thực trạng là những người làm việc trong các đơn vị hành chính nhà nước có mức lương thấp hơn những người làm tại các doanh nghiệp tư nhân. Tình trạng này dẫn tới việc nhiều cơ quan nhà nước không giữ chân được người giỏi. Những người chấp nhận ở lại thường là để "giữ suất", "đi làm cho vui" hoặc làm theo kiểu "chân trong, chân ngoài" mà không thật sự đam mê, cống hiến, tận tụy trong công việc. Nhiều người muốn kiếm tiền nhanh sẽ vi phạm luật, kéo theo việc sẽ gây khó khăn trong việc cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí…

Theo:  khoevadep.com.vn copy link