Ly hôn để giành đất cho con gái?

07:27, Thứ tư 01/02/2012

( PHUNUTODAY ) - Không chia tài sản cho con gái là chuyện không phải hiếm trong xã hội Việt Nam. Để đòi lại quyền lợi cho con gái, một người mẹ đã tính đến chyện... bỏ chồng.

(Phunutoday)- Không chia tài sản cho con gái là chuyện không phải hiếm trong xã hội Việt Nam. Để đòi lại quyền lợi cho con gái, một người mẹ đã tính đến chyện... bỏ chồng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tôi không thể ngờ rằng gần đến cuối đời tôi lại phải tính đến chuyện ra tòa ly hôn trước bao nhiêu ánh mắt nghi ngờ, soi mói của mọi người. Bỏ lại đằng sau một gia đình hạnh phúc, một gia đình văn hóa kiểu mẫu là kết quả bao nhiêu năm vun vén, xây đắp.

Tôi là một giáo viên công tác trong ngành giáo dục đã nhiều năm nay, giờ tôi đã nghỉ hưu và đang sống cùng gia đình, chồng con. Chồng tôi là một người đàn ông được sinh ra từ một gia đình địa chủ cũ, nên ông có đầy đủ đức tính bảo thủ, âm lịch và rất gia trưởng. Trong cuộc ống vợ chồng, tôi đã chịu nhiều thiệt thòi, nhưng vì hạnh phúc gia đình nên cố gắng nhẫn nhịn. Nhưng lần này, tôi thấy mình không thể đứng nhìn, mà nghe theo sự quyết định của chồng.

Chuyện là, gia đình chúng tôi đã hạ sinh được 3 người con, và giờ đây chúng đều đã khôn lớn, trưởng thành. Chúng đều đã xây dựng gia đình hết cả và cũng đã sinh con, đẻ cái, chúng tôi đã lên ông lên bà, có cháu nội cháu ngoại.

Tất nhiên ở bề ngoài nhìn vào thì ai cũng bảo gia đình chúng tôi êm ấm, hạnh phúc. Nhưng trong thực tế thì gia đình tôi lại có những nỗi buồn vô thẳm mà không thể chia sẻ, giãi bày cùng ai.

Chẳng là dù các con tôi đã lớn khôn, trưởng thành dựng vợ, gả chồng rồi nhưng lại có một điều không may mắn xẩy ra. Đứa con gái út của tôi đã không được may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng nên đã sớm chia tay chồng và giờ đây con tôi đang một mình nuôi cháu nhỏ, đang cùng ở trong căn nhà của tôi.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sự việc ấy kể ra cũng chỉ là bình thường trong đời sống hiện nay, nhưng dưới con mắt của chồng tôi thì coi đây là một sự sỉ nhục, với ông bị chồng bỏ tức là không làm tròn bổn phận đàn bà. Cũng đồng nghĩa rằng gia đình nhà ông không biết dạy con nên mới như vậy...

Chính vì lẽ đó nên ông luôn có ác cảm với cô con gái út, mặc dù con gái tôi ly hôn không có tài sản nào đáng kể và cũng không có cả đất nhà để ở. Nhưng  trong di chúc thừa kế và cả trong suy nghĩ, quan điểm của ông không hề có ý định chia đất nhà cho con gái, mà chỉ chia đều cho hai đứa con trai anh nó mà thôi.

Với ông quan niệm con gái là “nữ nhi ngoại tộc” thì không phải là con cháu nhà mình, không có quyền hành gì trong gia đình đồng thời cũng không có quyền thừa hưởng thừa kế gia sản của gia đình... Mà tất cả những tài sản ấy chỉ có con trai mới được thừa hưởng, vì sau này con trai còn phải lo ma chay cúng giỗ tổ tiên gia đình, đáng nói hơn là các anh con trai cũng đồng quan điểm với ông.

Và cũng từ những suy nghĩ và quan điểm cổ hủ và gia trưởng ấy của chồng, các con tôi mà giờ đây tôi đang rất lo lắng cho tương lai sau này của con gái mình. Giá như cháu có nhà cửa, chồng con đàng hoàng, tử tế thì không sao, đằng này cháu lại đã ly hôn tôi sợ rằng sau khi tôi chết đi thì mẹ con nhà cháu sẽ biết trông cậy, nhờ vả vào đâu khi mà nhà cửa, đất đai, tiền bạc đều không có?

Vậy nên tôi mới có ý định ly hôn với chồng tôi để mong được chia một phần trong số tài sản, đất đai nhà cửa của gia đình sau bao nhiêu năm xây dựng, thu vén... cũng là để dành phần tài sản, đất đai ấy cho con gái tôi sau này. Như vậy thì tôi mới có thể yên tâm nhắm mắt được mà không khỏi lo lắng về đứa con gái bất hạnh này nữa.

Nhưng để làm được như vậy cũng không phải là dễ dàng gì với một người như tôi, vì ở cái tuổi 55 rồi mà vợ chồng còn ly hôn thì mọi người sẽ nhìn vào chúng tôi như thế nào. Anh em, họ hàng và cả học trò của tôi nữa họ sẽ nhìn tôi bằng con mắt ra sao, tấm gương của người bà, người cô của bao thế hệ con cháu, học trò sẽ được soi như thế nào đây?

Với lại chồng tôi là một người đàn ông gia trưởng và bảo thủ, liệu rằng ông ấy có chấp nhận ly hôn không. Hơn nữa vợ chồng chúng tôi cũng không hề có mâu thuẫn gì, mà chỉ là do tư tưởng, quan điểm thừa kế của chồng tôi nên tôi mới có ý nghĩ như vậy.

Chính vì lẽ đó nên hiện giờ tôi cũng không biết làm sao, cứ sống chung như thế để cho gia đình hạnh phúc trong sự dày vò lương tâm để rồi có thể chết đi mà vẫn còn suy nghĩ hay ly hôn với chồng để tạo điều kiện cho con gái tôi sau này có được một chỗ ở của riêng mình mà không hề nhờ vả, chung đụng với các anh của cháu.

  • Phương
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
TIN MỚI CẬP NHẬT
Tin nên đọc