Mang đất lên vá cầu Thăng Long tiết kiệm 10 tỷ đồng

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Trong khi chờ đợi công nghệ sửa chữa đường của Nhật, thiết nghĩ ngành giao thông không nên chi quá nhiều tiền để sửa chữa đường, thay vào đó hãy áp dụng những cách vá đường quen thuộc lâu nay của Việt Nam để có thể tiết kiệm chi phí mà hiệu quả cũng như nhau.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường việc sửa chữa này sẽ được tiến hành trong khi chờ công nghệ từ phía Nhật Bản.

"Bộ GTVT đã đề nghị Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) giúp đỡ nghiên cứu và tiến hành sửa chữa mặt cầu Thăng Long. Đề nghị này đã được chấp thuận nhưng nhanh nhất cũng phải đầu năm 2016 mới có thể sửa chữa bằng công nghệ Nhật Bản”, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói.

Trước đó, từ tháng 7/2012 đến nay, mặt cầu Thăng Long đã được sửa chữa trên 14.000m2/tổng số 26.100m2 diện tích mặt cầu bằng công nghệ và vật liệu của hãng Hall Brother.

Tại dự án đặc biệt này, việc thi công bằng công nghệ của Hall Brother được triển khai sau khi đã thực hiện thí điểm và tiến hành bằng máy chuyên dụng, thi công lớp bê tông nhựa phủ mặt sử dụng vật liệu dính bám Novabond.

Hiện tại còn trên 12.000m2 mặt cầu cũ, sau 4 năm khai thác đã xuất hiện nhiều vị trí hư hỏng, cản trở lưu thông và đe dọa mất ATGT. Việc bố trí sửa chữa phần diện tích mặt cầu cũ còn lại này làm lắt nhắt và không kịp thời khiến mặt đường bị phá rất nhanh.

Thứ trưởng Trường cũng cho biết, trước đây Bộ GTVT cũng đã mời các chuyên gia trong nước, hợp tác với các tổ chức quốc tế nghiên cứu, ứng dụng chuẩn hóa bê tông để sửa chữa mặt cầu Thăng Long. Tuy nhiên, công nghệ bê tông trải trên dầm thép không được ứng dụng rộng rãi nên mặt cầu vẫn xảy ra hiện tượng hỏng hóc.

Trên thực tế, ai cũng hiểu việc chống lún mặt đường cầu Thăng Long là rất cần thiết, tuy nhiên không ít người thắc mắc việc bỏ ra 10 tỷ đồng để xử lý liệu có hiệu quả. Điều này quả thật là một vấn đề đáng quan tâm bởi trước đó mặt cầu cũng đã được tiến hành sửa chữa nhưng không phát huy hiệu quả, mặt cầu vẫn hỏng hóc.

Chính vì vậy, trong khi chờ đợi công nghệ sửa chữa đường của Nhật, thiết nghĩ ngành giao thông không nên chi quá nhiều tiền để sửa chữa đường, thay vào đó hãy áo dụng những các vá đường quen thuộc lâu nay của Việt Nam để có thể tiết kiệm chi phí mà hiệu quả cũng như nhau.

Ngành giao thông nên mang đất lên cầu Thăng Long sửa đường

Cụ thể là Ban quản lý cầu Thăng Long hoàn toàn có thể học phương pháp vá đường đang được áp dụng khá nhiều ở Việt Nam hiện nay đó là vá đường bằng đất. Chỉ cần mang đất lên mặt cầu Thăng Long rải chống lún, lấp ổ gà... Việc này không chỉ có thể tiết kiệm hàng chục tỷ đồng cho Nhà nước trong khi chờ công nghệ sửa chữa từ phía Nhật Bản mà còn là biện pháp sửa đường rất nhanh chóngHơn nữa, việc áp dụng phương pháp sửa đường bằng đất 'made in Việt Nam' cũng là một cách rất hiệu quả để khẳng định sự phát triển của ngành giao thông, vừa biết ứng dụng hợp lý những phương pháp sáng tạo trong nước, vừa đảm bảo sửa chữa nhanh và tiết kiệm.  

Chắc chắn sẽ có người thắc mắc, vá đường bằng đất chất lượng không đảm bảo, ba hôm đi lại bong tróc ra thì trách nhiệm thuộc về ai. Ơ hay, kẻ hèn này đã tính toán đầy đủ rồi. Nếu bong ra thì ta đi vá lại. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhẩm tính ra rồi, 30% công chức cắp ô. Có cách nào tạo công ăn việc làm tốt hơn cho những công chức mẫn cán của Bộ Giao thông hơn cách đi vá đường bằng đất nhỉ? Người dân "đóng phí là yêu nước" thì "công chức việc (thậm chí làm thêm giờ) cũng là yêu nước đó thôi. 

Ngành giao thông đã mạnh tay tiết kiệm được hàng chục nghìn tỷ, thiết nghĩ nên kiên trì mục tiêu chống lãng phí, hủy hợp đồng với phía Mỹ, tiến hành vá đường bằng đất càng sớm càng tốt.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn