Những người này mệt thế nào cũng chớ uống nước râu ngô kẻo có ngày nhập viện

( PHUNUTODAY ) - Nước râu ngô có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả nhưng có những người tuyệt đối không nên dùng

Theo Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, trong y học cổ truyền, nước râu ngô có tính bình, lành tính được dùng thích hợp cho tất cả mọi người. Không chỉ có tác dụng làm trà giải khát, hạ nhiệt, râu ngô còn là một loại thuốc hỗn hợp chứa nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên, cần thiết cho cơ thể, chống oxy hóa rất tốt.

file-20150731-1616nfuljxanclry-1466557969126-crop-1466557975345

Râu ngô có chứa các vitamin K, vitamin A, B1, B2, B6, C… các chất đắng, dầu béo, tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác. Vì thế khi uống nước râu ngô thường có cảm giác ngọt, ngậy và mát. Uống nước râu ngô hàng ngày có tác dụng làm tăng lượng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng. Ngoài ra, nó còn làm hạ đường huyết, làm máu chóng đông. Do có tỉ lệ các loại muối kali, canxi cao nên uống nước râu ngô không sợ mất các muối khoáng.

Một số tác dụng của nước râu ngô

Nước râu ngô trị bệnh sỏi đường tiết niệu

Râu ngô đem rửa sạch hoặc có thể băm nhỏ, cho vào ấm cùng với nước, đun sôi để uống hằng ngày. Râu ngô phối hợp với các loại rau cỏ lợi tiểu khác như rễ tranh, kim tiền thảo, mã đề… sẽ cho hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, để mang đến những tác dụng tốt nhất bạn cũng có thể để nguyên râu ngô trong quả bắp khi luộc, thêm chút đường, chút muối vào nước luộc.

Nước râu ngô trị viêm thận, viêm bàng quang

Sau khi rửa sạch 100 gam râu ngô, 40 gam sài đất cùng rau má, mã đề, ý dĩ mỗi loại 50 gam, cho vào nồi đất, thêm nước sắc uống mỗi ngày. Chỉ cần sắc 1 lần dùng cho cả ngày. Bệnh sẽ thuyên giảm đi rất nhiều nếu bạn kiên trì thực hiện trong vòng khoảng một tháng. Chữa bệnh viêm thận, viêm bàng quang là một tác dụng nổi bật trong 9 tác dụng của nước râu ngô.

Nước râu ngô là khắc tinh của bệnh cao huyết áp

photo-0-1499400563081

Để giảm và duy trì huyết áp ổn định mỗi ngày dùng râu ngô, hoa hòe, câu đằng, ngưu tất… để sắc uống. Nếu tìm các thảo dược khác gặp khó khăn thì bạn cũng có thể dùng râu ngô để sắc uống thay nước hằng ngày cũng rất tốt cho bệnh.

Trị chứng xuất huyết

Nước râu ngô sử dụng hằng ngày có tác dụng rất tốt trong việc giảm tình trạng băng huyết, chảy máu chân răng, xuất huyết tử cung, chảy máu niêm mạc, tiểu tiện ra máu…

Để có thể dùng dài ngày bạn có thể đem cất vào tủ lạnh hoặc phơi khô để dùng dần mà không sợ bị hư. Để tăng hiệu quả bạn nên kết hợp râu ngô với các loại thảo dược khác như lá sen, lá huyết dụ, cỏ nhọ nồi, trắc bách diệp…

Thanh nhiệt, giúp thải độc cơ thể

Được xem như thần dược giải độc, trong râu ngô chứa nhiều chất chống oxy hóa rất tốt cho việc kích thích loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể, giúp tăng cường chức năng gan, tối ưu hóa chức năng bài tiết và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Những người không nên uống nước râu ngô

- Người mắc bệnh máu đông hoặc đăng dùng thuốc chống đông máu vì rau ngô có đặc tính cầm máu tốt, tăng thêm quá trình đông máu của cơ thể.

– Không dùng râu ngô thay thế nước lọc (đặc biệt đối với trẻ em) vì có thể làm cho cơ thể phải đi tiểu nhiều dễ gây ra hiện tượng mất nước. Khi mất nước có thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi làm việc sẽ kém tập trung. Trẻ em uống quá nhiều nước râu ngô ảnh hưởng dễ khiến mất cân bằng điện giải và gây kém hấp thu vi chất, chỉ nên dùng râu ngô là nước uống bổ sung với lượng nhỏ cho trẻ uống thêm.

photo-1-1499400579998

– Phụ nữ đang hành kinh không nên uống: Trong thời kỳ đang hành kinh không nên uống nhiều nước rau ngô và cao rau ngô sẽ làm tình trạng đau bụng kinh sẽ nặng hơn. Râu ngô có tác dụng đông máu, vì vậy rất dễ hình thành máu hòn máu cục, nguy hiểm nhất có thể bị bế kinh.

Cách uống nước râu ngô đúng

Theo Lương y Quốc Trung, dùng râu ngô làm nước giải khát theo kinh nghiệm dân gian là thói quen tốt vì loại đồ uống này tương đối lành tính, rẻ tiền mà rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng cũng cần lưu ý để tránh gây hại sức khỏe. Râu ngô dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu từ việc người dân phun nên khi sử dụng đun nước uống giải nhiệt cần rửa thật sạch.

Các chuyên gia cũng khuyên, trong trường hợp đang dùng một loại thuốc khác để trị bệnh thì không nên dùng chung với trà râu ngô. Cần chú ý không được dùng chung với bất kỳ loại thuốc lợi tiểu nào khác, cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Khi dùng râu ngô để trị bệnh chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngưng dùng khoảng một tuần rồi dùng lại, tránh trường hợp rối loạn điện giải. Ngoài ra, cần tránh sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu này quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến bạn khó ngủ do phải đi tiểu nhiều về đêm.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn