Khi nào trẻ mọc răng?
Không có cột mốc nào cụ thể cho thời gian mọc răng sữa của trẻ, thông thường trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên khi được 6 tháng tuổi. Một số trẻ mọc răng sớm lúc 3-4 tháng tuổi, một số lại mọc muộn hơn.
Dấu hiệu bé yêu đang mọc răng và các triệu chứng thường gặp
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng khác nhau ở mỗi đứa trẻ. Có những bé trở nên “khó tính” trong khi một số cha mẹ khác lại không hề thấy biểu hiện gì khi con mọc chiếc răng mới. Một số dấu hiệu thường gặp của bé mọc răng bao gồm:
- Chảy nước dãi. Một số cha mẹ thấy rằng con chảy dãi nhiều hơn khi mọc răng. Chảy nước dãi cũng là điều bình thường đối với giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ. Đây có thể không phải là một yếu tố dự đoán mọc răng đáng tin cậy.
- Phát ban quanh miệng. Nếu bé chảy nước dãi khi mọc răng, dớt dãi có thể gây ra ban đỏ xung quanh cằm và miệng.
- Phản xạ và ho. Tiết nước bọt quá mức có thể kích hoạt ho hoặc phản xạ gag ở trẻ sơ sinh.
- Cắn: Một số bé dường như thấy áp lực mọc răng giảm đi khi nhai và cắn.
- Quấy khóc, khó chịu: Một số trẻ mọc răng sẽ cảm thấy khó chịu do viêm nướu răng. Cha mẹ thường mô tả điều này là hành vi “khó tính”.
- Chảy máu lợi: Thi thoảng nướu trẻ rỉ máu vì răng đang trồi lên. Lợi có thể sưng to, chuyển sang màu tím hoặc đỏ. Hiện tượng này sẽ tự hết khi răng mọc ra.
Mỗi lần mọc răng thường khiến bé quấy khóc thâu đêm như đã trở thành ác mộng của nhiều mẹ. Làm thế nào để trẻ không sốt khi mọc răng luôn là câu hỏi mà các mẹ luôn quan tâm. Vậy đó là những mẹo gì vậy?
Mẹo mọc răng không sốt cho bé
Khi trẻ bắt đầu mọc răng, cha mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh, đừng quá lo lắng trước các triệu chứng gây khó chịu cho trẻ. Những triệu chứng này đều là quá trình sinh lý bình thường. Để hạn chế những sự khó chịu của bé, cha mẹ hãy thực hiện các mẹo mọc răng không sốt sau:
Rau ngót
Theo Đông y, rau ngót có tính mát, vị ngọt giúp cơ thể giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm. Chính vì tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm nên rau ngót cũng được nhiều mẹ sử dụng rơ lợi giúp con giảm đau, giảm sốt. Cách sử dụng rau ngót cũng giống như dùng lá hẹ. Các mẹ rửa sạch lá rau ngót, sau đó đâm nhuyễn hoặc xay cho nhuyễn. Mẹ rửa sạch tay, đeo gạc và nhúng vào nước rau ngót tươi. Sau đó rơ đều lên lợi bé nhiều lần giúp bé giảm sưng đau khi mọc răng.
Tuyệt chiêu lá hẹ
Hầu hết cha mẹ đều lo lắng khi trẻ mọc răng sẽ bị sốt, đau nướu dẫn đến biếng ăn, biếng bú, sa sút, gầy gò. Theo dân gian, có rất nhiều cách từ tự nhiên giúp trẻ không bị sốt khi mọc răng. Lá hẹ là một trong những vị thuốc bổ ích có tác dụng tốt trong việc này.
Lá hẹ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, dùng trong trường hợp trẻ bị viêm lợi, răng đau nhức.
Khi trẻ thường bú tay, nghiến răng hay chảy nước dãi nhiều hơn bình thường vào tháng thứ 3 hay tháng thứ 4 thì các mẹ chọn mua một ít lá hẹ tươi đem về rửa thật sạch, cắt nhuyễn rồi giã nhỏ, vắt nước cốt lá hẹ cho vào chén sạch.
Sau khi trẻ bú được khoảng 30 phút, mẹ rửa tay sạch, quấn gạc tiệt trùng vào đầu ngón tay trỏ. Lấy đầu ngón tay quấn gạc chấm vào chén nước cốt lá hẹ lâu một chút cho băng gạc thấm nước lá hẹ. Mẹ nhẹ nhàng đưa ngón tay chấm nước hẹ vào miệng trẻ, bắt đầu rà sát vào vùng lợi trên, vùng lợi dưới của bé vài lần.
Ngoài ra, mẹ có thể cắt lá hẹ ra cho vào chén rồi đổ nước nóng vào nhưng đừng làm chín lá, rồi đâm lá hẹ ra lọc lấy nước, dùng miếng gạc chấm nước hẹ rồi thoa đều nướu của con. Ngoài lá hẹ thì nha đam hoặc cây dạ cầm cũng có thể giúp phòng tránh sốt khi trẻ đến tuổi mọc răng.
Trẻ vào giai đoạn này thường lười bú, quấy khóc, các mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Mẹ có thể uống thêm nước đỗ đen để cho con bú tốt.
Mẹo mọc răng không sốt bằng quả na/quả mãng cầu ta
Có lẽ nhiều mẹ sẽ ngạc nhiên khi nghe đến phương pháp trị sốt khi mọc răng này. Thế nhưng đây là phương pháp được dùng từ xưa của ông bà ta. Khi chọn cho bé, mẹ nên chọn loại quả na to, gai nở, chín cây. Bóc lấy cơm và bỏ hạt. Vì bé chưa ăn được nên mẹ chỉ cần cho bé ngặm và nếm vị ngọt là được. loại quả này sẽ giúp bé không bị sốt khi mọc răng đấy.
Rơ lợi bằng đậu xanh “thổi bay” cơn sốt
Đậu xanh là loại ngũ cốc quen thuộc, an toàn và giàu dinh dưỡng. Khi bé bắt đầu có dấu hiệu mọc răng như chảy nước miếng, sưng lợi mẹ hãy dùng một nắm đậu xanh ngâm trong nước ấm, sau đó nấu nhừ và giã nát để rơ lợi cho bé.
*Thông tin mang tính tham khảo theo kinh nghiệm dân gian