Những thói quen thường ngày khi còn nhỏ sẽ quyết định đến tính cách của trẻ sau này. Vì vậy ngay từ nhỏ, bố mẹ nên rèn luyện cho con những thói quen tốt để bé hình thành những đức tính tốt, đặc biệt là tính tự lập ở trẻ.
Tính tự lập sẽ được hình thành thông qua những thói quen hàng ngày như tự mặc quần áo, tự vệ sinh thân thể, hay việc tự động xúc đồ ăn. Dưới đây là những bí quyết dành cho bố mẹ có thể áp dụng để rèn luyện việc tự xúc đồ ăn của trẻ hiệu quả nhất
Bắt đầu với những trò chơi khi ăn
Trước khi dạy bé dùng thìa, mẹ và bé có thể dùng bát thìa nhựa để chơi. Giả vờ chơi trò ăn uống với bé nhà bạn. Chẳng hạn, vờ như bạn đang xúc thức ăn từ bát rồi đưa vào miệng cho bé. Sau đó, giúp bé bắt chước những hành động này. Đây là cách tuyệt vời để bé cầm chắc thìa mà không làm vấy bẩn đồ ăn.
Hãy cho bé ăn những món ăn mềm, dễ xúc
Khi mới tập xúc ăn, bé sẽ còn vụng về nên đồ ăn có thể rơi vãi ra ngoài hoặc không xúc được. Vì vậy, mẹ nên nấu món ăn mềm, dễ xúc và dính và thìa, nhờ vậy bé sẽ xúc đồ ăn dễ hơn.
Không gây áp lực mà hãy để bé thoải mái khi ăn
Trong quá trình tập ăn cho bé sẽ có thể gặp nhiều khó khăn và cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ hãy nhiệt tình giúp đỡ bé xúc thức ăn, không tạo áp lực khiến bé lo lắng. Theo các chuyên gia, không khí vui vẻ khi ăn uống rất quan trọng, nó sẽ gắn kết tình cảm gia đình và kích thích vị giác nhiều hơn khi chúng ta gây áp lực trong bữa ăn.
Cơn đói kích thích sự thèm ăn ở trẻ
Có một điều chắc bố mẹ không biết, con người cảm thấy thèm ăn khi đói, khi thấy màu sắc và mùi vị thức ăn hấp dẫn, khi thức ăn được nhai trong miệng sẽ được trộn với ít men trong nước bọt và thức ăn được nghiền nát, khi xuống tới dạ dày sẽ giúp dạ dày đỡ phải làm việc vất vả để nhào trộn thức ăn, sẽ giúp dễ tiêu hóa và hấp thu hơn. Còn khi bé bị ép ăn hay không tự ăn, khi ăn mà mắt dán vào tivi, vào đồ chơi, bố mẹ đút thì nuốt… bé sẽ khó tiêu hóa hơn. Bố mẹ cũng đừng bắt bé ăn trước vì bé phải ăn một mình, nên cho bé ngồi ăn chung với gia đình, bé thấy cả nhà cùng ăn sẽ hào hứng, bắt chước người lớn.