Nỗi đau chồng chất nỗi đau
Cô Trương ở Quảng Đông (Trung Quốc) là một người phụ nữ thực sự rất vất vả. Vì chồng ngoại tình nên ly hôn phải một mình nuôi con nhỏ.
Cô dành tất cả tình yêu cho cậu con trai Hiểu Đông, con trai cô Trương năm nay 12 tuổi, nhìn con lớn lên mỗi ngày, cô càng kì vọng hơn vào cậu con trai.
Cô Trương sau khi li dị chồng, cô đưa cậu con trai đi cùng. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, gần đây Hiểu Đông đột nhiên bị bệnh, cậu bé luôn cảm thấy mệt mỏi, toàn bộ khuôn mặt bị sưng phù, cô Trương lo lắng và lập tức đưa Hiểu Đông đến Bệnh viện Sức khỏe phụ nữ và trẻ em để khám. Kết quả sau đó cho thấy Hiểu Đông bị nhiễm trùng đường tiểu, biến chứng dẫn đến suy thận cấp.
Sau khi nghe kết quả, cô Trương như bị sét đánh bên tai, cô không hiểu sao con trai còn nhỏ đã bị suy thận, trong kiến thức có hạn của cô, đây chính là bệnh hiểm nghèo. Bác sĩ nói Hiểu Đông chỉ có thể dựa vào sự thẩm tách máu để duy trì cuộc sống, trừ khi tìm được nguồn thận thích hợp để tiến hành ghép thận.
Cô Trương nghe đến đấy, dường như nhìn thấy một chút mong đợi, cô lập tức yêu cầu bác sĩ lấy thận của mình để cấy ghép cho Hiểu Đông. Nhưng điều này không phải muốn là làm được, bác sĩ cần phải kiểm tra lại xem thận của cô Trương có phù hợp để hiến tặng cho con trai hay không.
Cô Trương suy sụp khi biết tin cả 2 mẹ con đều bị bệnh. (Ảnh minh họa)
Sau khi xem xét, cô Trương không những không thể hiến tặng thận cho Hiểu Đông, mà bản thân cô cũng mắc bệnh hiểm nghèo, đó là bệnh ung thư gan giai đoạn đầu.
Cô Trương gào thét trong bệnh viện, cô không thể hiểu nổi tại sao cuộc sống của cô lại bi thảm đến vậy. Bác sĩ nhìn hoàn cảnh của hai mẹ con cô Trương thực sự rất đáng thương, nhưng sau khi tìm hiểu cuộc sống sinh hoạt của mẹ con cô, bác sĩ phải nói: tất cả đều do thói quen sống làm hại chính cơ thể họ.
Con trai bị suy thận do ăn quá nhiều thịt
Do Hiểu Đông không có cha, cô Trương luôn cho rằng phải dành mọi thứ tốt đẹp nhất cho con trai. Bình thường trong nhà có món gì ngon cô đều để cho con trai. Vài năm nay, cô Trương hầu như chỉ ăn chay, còn thịt để nhường cho con trai ăn.
Bình thường Hiểu Đông thích ăn bánh mì kẹp thịt thì cô mua bánh mì kẹp, cậu muốn uống coca thì mua coca, cậu muốn ăn gì cô Trương đều đáp ứng, nhưng không bao giờ xem xét những loại thực phẩm này ăn nhiều có làm hại đến đến sức khỏe của đứa trẻ hay không.
Hiểu Đông bình thường rất thích ăn thịt. (Ảnh minh họa)
Nhiều bệnh nhân bị bệnh thận mãn tính đều có thói quen ăn uống không tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, để bài tiết các hợp chất nitơ độc hại do ăn nhiều thịt thì thận phải làm việc gấp trên 3 lần so với thận của người ăn ít thịt. Urê và acid uric là hai chất thải của chế độ ăn thịt rất độc hại đối với cơ thể.
Thận là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người đảm nhiệm việc hấp thu chất thải và độc tố. Ăn quá mặn, quá ngọt, quá nhiều dầu mỡ, quá nhiều protein sẽ làm giảm khả năng thải độc của thận, đến khi nhiệm vụ phải đảm nhận quá lớn, rất dễ dẫn đến tổn thương thận.
Mẹ bị ung thư gan do ăn uống tiết kiệm và uống thuốc bừa bãi
Vài năm gần đây, cô Trương hiếm khi mua quần áo mới, ăn đồ ăn ngon và thậm chí có bệnh cũng rất ít khi đến bệnh viện, bởi vì cô cho rằng mỗi lần đến viện phải tốn rất nhiều tiền. Khi bị các bệnh thông thường đều là cô tự mua thuốc uống, nếu thấy cơ thể chưa khỏe, cô uống nhiều thuốc hơn.
Tự ý dùng thuốc bừa bãi, là nguyên nhân chính dẫn đến cô Trương bị ung thư gan.
Nếu mọi người uống 1 viên, thì cô Trương sẽ uống 2 viên, cô nghĩ rằng uống như vậy mới hiệu quả. Nhưng cô Trương không biết rằng, uống quá liều còn khiến dư thuốc tích lũy trong cơ thể, sinh ra độc tính. Sau khi sử dụng thuốc gan đều hấp thụ trước, điều này sẽ gây gánh nặng cho gan, cũng sẽ khiến các độc tố tích tụ trong gan nhiều hơn, dần dần sẽ gây tổn thương cho gan.
Các cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể chính là gan và thận, là động lực thứ cấp của sự chuyển hóa cơ thể, một khi gan và thận gặp rắc rối, những nơi khác của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng và thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.