ể tránh cảm thấy ngán và khó ăn, có thể chỉ nấu một con cá diếc to với một chẹt rau ngải cứu để vị đắng không quá đậm và nồi canh không quá nhiều giúp người ăn đỡ thấy ngán." />

Mẹo hay trị đau đầu bằng canh cá diếc nấu ngải cứu

07:19, Thứ ba 22/05/2012

( PHUNUTODAY ) - align: justify; ">ể tránh cảm thấy ngán và khó ăn, có thể chỉ nấu một con cá diếc to với một chẹt rau ngải cứu để vị đắng không quá đậm và nồi canh không quá nhiều giúp người ăn đỡ thấy ngán.

Cách chữa bệnh)- Chứng đau đầu dai dẳng một thời giờ đã không còn làm phiền tôi. Có được sự thoải mái ấy là nhờ mẹo nhỏ của mẹ chồng tôi để lại, trị đau đầu bằng canh cá diếc nấu ngải cứu.

[links()]

Ngày đi học, tôi hay bị bỏ dở bài vở và các buổi học bởi những cơn đau đầu dồn dập. Không quá thường xuyên, nhưng thỉnh thoảng tôi lại bị tra tấn bởi những cơn đau đầu vô căn cứ.

 
Lo sợ cho sức khỏe của con gái, cha tôi đưa tôi đi khám, kết quả không xác định được tôi đau đầu bởi nguyên nhân gì. Chỉ biết để hạn chế việc trở lại thường xuyên hơn của triệu chứng này, bác sĩ khuyên tôi uống hoạt huyết dưỡng lão.
 
Lúc đầu, thấy có vẻ như những cơn đau này thưa dần, nhưng thời gian sau đó, nó lại quay trở lại với liều lượng và cường độ ngày một mạnh hơn. Nhiều người khuyên tôi uống đủ thứ, làm đủ kiểu như xông nước lá, chườm cám rang với lá ngải cứu. Nhưng mọi phương pháp chỉ giúp tôi thấy dễ chịu mỗi khi phải đối diện với những cơn đau tưởng chừng như buốt đến tận khối óc. Tuy nhiên, không phương pháp nào giúp tôi trị dứt những cơn đau này.
 
 
Thế rồi, chứng bệnh ấy đã không còn làm phiền tôi khi tôi chia sẻ với chồng. Mẹo nhỏ của mẹ để lại được chồng tôi mang ra bày cách cho tôi thực hiện.
 
Để có thể chữa đau đầu kinh niên, tôi được hướng dẫn đi mua các diếc, loại cá trắng nước ngọt, thân dẹt hai bên, dài 15 - 30cm; đầu và đuôi thuôn, miệng hướng lên trên, mắt có viền màu đỏ, lưng nhô cao. Vây lưng dài nhỏ dần về phía đuôi. Vây đuôi xòe hai thùy nhọn xiên bằng nhau. Toàn thân có màu bạc, bụng màu nhạt hơn phía lưng.
 
Sau đó mổ lấy ruột và mật, giữ nguyên đầu, ướp mắm muối và cho vào nồi đun bắc bì (đun sơ qua chỉ với mắm muối đã dùng để ướp) để cá có được vị đặm, thịt tươi hơn. Sau đó cho thêm khoảng một bát to nước rồi ninh thật nhừ (có thể ăn được tất cả phần xương của cá).
 
Lá ngải cứu (nếu là lá ngải ta, thân tía, vị đắng gắt thì càng tốt) nhặt rửa sạch, xắt khúc khoảng 2 đốt ngón tay. Khi cá ninh nhừ, có thể thả rau ngải cứu vào, ninh thêm một lúc để cá và rau cùng mềm, dễ ăn.
 
Khi nếm miếng đầu tiên, vị đắng của ngải cứu làm tôi rụt lưỡi, nhưng nghĩ đến lúc những cơn đau đầu bị đẩy lui khiến tôi nhịn đắng để ăn cho bằng hết. Không hiểu do sự tận tụy của chồng hay của bát canh ngải cứu nấu cá diếc, một lúc sau tôi thấy đầu nhẹ hơn, đầu không còn nặng trịch và quay cuồng nữa.
 
Sau khi ăn bát canh đó rồi chợp mắt chút ít, tôi đã tìm lại được cảm giác dễ chịu hơn. Để có thể loại bỏ được triệu chứng này, tôi duy trì ăn thứ canh này mỗi tuần một lần. Giờ thì tôi yên tâm vì mẹo nhỏ của mẹ đã giúp tôi thấy thăng bằng và không còn lo bị ngã dúi vào đâu khi bất chợt cơn đau đầu lại về.
 
Tuy nhiên, để tránh cảm thấy ngán và khó ăn, có thể chỉ nấu một con cá diếc to với một chẹt rau ngải cứu để vị đắng không quá đậm và nồi canh không quá nhiều giúp người ăn đỡ thấy ngán. Khi ăn, nếu có thể ăn được hết phần xương cá hầm nhừ thì càng tốt bởi can xi cung cấp trong cá diếc được đánh giá là yếu tố có giá trị nhất từ bát canh này.
 
Và để có thể không bị chứng đau đầu làm phiền, những ai muốn thử nghiệm nên duy trì mỗi tuần một lần để có được hiệu quả cao hơn.
 
Hùng Linh
 
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc