Mẹo làm nộm sứa giòn sần sật, không tanh, ngon như ngoài hàng

15:41, Thứ hai 28/04/2025

( PHUNUTODAY ) - Khi làm nộm sứa, bạn cần chú ý đến khâu sơ chế, trộn các loại gia vị để sao cho miếng sứa vẫn giữ được độ giòn mà không bị tanh.

Nộm sứa là món ăn ngon, giải ngấy được nhiều người yêu thích. Miếng sữa giòn giòn kết hợp với các loại rau củ tươi và nước mắm tỏi ớt thơm lừng mang lại sự bùng nổ về mặt vị giác. Món ăn này tuy đơn giản nhưng lại cực cuốn, ăn hoài không ngán.

Cách làm nộm sứa rất đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể tự làm món này ngay tại nhà, vừa đảm bảo vệ sinh vừa có hương vị thơm ngon không thua kém gì các nhà hàng.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng sứa là hải sản nên cũng sẽ có mùi tanh tự nhiên. Để khử đi mùi tanh của sứa, bạn cần chú ý đến khâu sơ chế và trộn gia vị. Dưới đây là một số mẹo nhỏ làm nộm sứa không bị tanh mà bạn có thể tham khảo để áp dụng.

Để làm nộm sứa, bạn có thể tới các siêu thị, cửa hàng thủy hải sản để tìm mua loại sứa đóng túi đã được sơ chế sẵn. Sứa có thể được chia thành phần thân sứa và chân sứa. Trong đó, phần chân sứa sẽ giòn ngon hơn nhưng giá thành cũng cao hơn. Tùy theo điều kiện và sở thích, bạn có thể mua loại phù hợp. Sứa đóng túi về cơ bản đã được làm sạch, có thể đem về và sử dụng ngay. Tuy nhiên, với loại sứa này, mùi tanh có thể vẫn còn nên để đảm bảo không còn mùi khó chịu, bạn có thể tiếp tục sơ chế trước khi đem đi trộn với các loại nguyên liệu khác.

Sơ chế sứa

Sứa mua về cần đổ bỏ hết phần nước ngâm và đem rửa lại với nước sạch. Bạn cũng có thể ngâm sứa với nước sạch khoảng 40 phút rồi đem rửa lại để khử mùi tanh.

Sau đó, đun sôi một nồi nước. Cho sứa vào chần sơ trong vòng vài giây và vớt ra ngay. Không chần sứa quá lâu khiến sứa bị ngót. Chuẩn bị một bát nước đá lạnh. Khi vớt sứa ra khỏi nồi nước sôi, hãy thả ngay vào bát nước đá này. Bước sốc nhiệt sẽ giúp sứa được giòn ngon hơn.

Bạn có thể mua loại sứa đóng túi về và sử dụng để làm nộm sứa ngay mà không cần sơ chế nhiều.
Bạn có thể mua loại sứa đóng túi về và sử dụng để làm nộm sứa ngay mà không cần sơ chế nhiều.

Sơ chế nguyên liệu khác

Để làm nộm sứa, bạn sẽ cần chuẩn bị các loại rau củ, rau gia vị. Tùy theo sở thích, có thể chuẩn bị các loại nguyên liệu khác nhau.

Thông thường, đối với nộm sứa, bạn có thể sử dụng xoài xanh, dưa chuột, cà rốt, hành tây. Tất cả các nguyên liệu này đều được thái sợi nhỏ.

Rau gia vị dùng cho nộm sứa là rau mùi, húng quế. Rau được rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ.

Ngoài ra, cần chuẩn bị thêm một ít tỏi, ớt băm nhỏ. Tùy theo khả năng ăn cay mà gia giảm lượng ớt cho vừa khẩu vị.

Để món nộm sứa thêm ngon, hãy chuẩn bị thêm một ít lạc và vừng rang.

Nước nắm trộn nộm sứa

Việc pha nước nắm trộn nộm sứa cũng không khó. Nguyên liệu cơ bản chỉ cần nước mắm ngon, đường, nước cốt chanh hoặc quất. Cho các loại gia vị này vào bát với tỷ lệ 1:1:1 rồi khuấy đều cho tới khi đường tan là được. Sau đó, thêm tỏi, ớt băm cho vừa miệng.

Mẹo trộn nộm sứa giòn ngon, không bị tanh

Chỉ cần sơ chế đúng cách là món nộm sứa sẽ không bị tanh.
Chỉ cần sơ chế đúng cách là món nộm sứa sẽ không bị tanh.

Lần lượt cho sứa, xoài, cà rốt, hành tây vào bát rồi từ từ rưới nước mắm đã pha vào. Trộn đều lên. Nên nếm lượng nước mắm cho vừa khẩu vị.

Tiếp đó, cho thêm phần rau thơm, lạc và vùng giã vào trộn đều một lần nữa. Bày nộm sứa ra đĩa. Rắc thêm lạc và vùng lên trên để trang trí.

Như vậy, bạn đã hoàn thành một đĩa nộm sứa thơm ngon, không hề bị tanh.

Lưu ý khi làm nộm sứa

  • Chọn sứa tươi ngon

Nếu mua sứa đã sơ chế, hãy đọc kỹ thông tin trên bao bì, kiểm tra thành phần, hạn sử dụng. Nên mua những loại sứa mới sản xuất để đảm bỏa độ tươi ngon.

Nếu mua sứa tươi, bạn nên chạm vào sứa để kiểm tra độ săn chắc của nguyên liệu. Những phân sứa ngon sẽ có màu hồng phớt trắng. Không mua loại sứa có màu ngả vàng vì đó là dấu hiệu sứa bị ngâm hóa chất. Sứa tươi không có cảm giác nhờn hay bết dính. Mùi tanh của sứa tự nhiên, không bị nồng. Tuy nhiên, việc sơ chế sứa tươi sẽ phức tạp và khó hơn.

  • Không trộn nộm sứa quá sớm

Nếu dùng dưa chuột để làm nộm, bạn nên gọt bỏ phần ruột quả. Phần ruột này chứa nhiều nước, khi trộn với mắm sẽ làm nộm trở nên lõng bõng nước, kém ngon.

Rau củ sau khi sơ chế xong nấu chưa dùng ngay thì nên bỏ trong hộp, đậy nắp kín và để ở ngăn mát tủ lạnh để giữ độ tươi ngon. Không nên trộn gia vị quá sớm khiến rau củ bị mềm, ra nhiều nước.

Phần nước nắm trộn sứa nên pha đặc để đảm bảo các nguyên liệu có độ đậm đà mà không cần ngâm lâu. Việc trộn nộm quá sớm, nộm để lâu sẽ khiến các nguyên liệu chảy nước, bị mềm, giảm độ giòn ngon.

Trên đây là những mẹo làm nộm sứa giòn ngon. Bạn hãy lưu lại những bí kíp này để áp dụng khi cần thiết nhé.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Nguyệt Tú
Từ khóa: mẹo vặt