Loài hoa này có các tên khác như: mộc cận, hoa dâm bụt, bông bụt và có kỹ thuật trồng cây không phức tạp. Các màu sắc của cây gồm: đỏ, cam, vàng… Hoa râm bụt là loại cây thuộc họ Cẩm quỳ, đường kính là 8 – 25cm, chiều cao thân từ 20 – 200cm. Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Á.
Kỹ thuật trồng cây hoa râm bụt không phức tạp. |
Dâm bụt là giống cây ôn, cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, loài cây này phát triển tốt ở miền Bắc và miền Trung. Có 2 loại cây râm bụt chủ yếu. Loại cây ở Hawaii là loài gồm nhiều chủng loại, màu sắc phong phú, cánh hoa to. Cây phát triển chậm và trồng rất khó ở những nơi giá lạnh. Loại cây ở châu Âu khá dễ trồng vì có khả năng chịu được nhiệt độ thấp. Nhiều loại hoa nở thành từng chùm, lá có vết hằn sâu.
Kỹ thuật trồng cây râm bụt
Thời điểm gieo trồng cây hoa râm bụt là từ cuối mùa xuân đến đầu mùa hè. Đất trồng gồm hỗn hợp đất Akadama hạt nhỏ và đất mùn, khoáng trồng cây, người trồng có thể bón thêm phân cho cây. Cây cần được đặt ở nơi có đủ ánh nắng và thoáng gió, lượng ẩm vừa đủ.
Thời gian thích hợp để đổi chậu là vào tháng 7. Mùa hè, cây sẽ sinh trưởng mạnh nên cần được đổi sang chậu trồng lớn hơn. Sau khi cắt tỉa, người trồng nên giữ lại 2 – 3 mấu tại đầu nhánh. Trước khi chuyển cây vào phòng, người chơi hoa nên cắt tỉa những nhánh dài. Người trồng nên đưa cây vào nhà khi nhiệt độ dưới 13 độ C.
Để có chậu hoa đẹp và lâu năm, người chơi hoa nên chú ý một số kỹ thuật trồng cây cơ bản. |
Phương pháp nhân giống
Sau khi hoa tàn, người trồng cần kích thích sinh trưởng cho cây, thúc mô phân sinh phân bào cho lá, rễ mới, dùng kéo cắt những cành bánh tẻ thành từng đoạn dài 25-40cm. Sau đó, người chăm hoa nên bỏ bớt 2/3-3/4 lá trên cành để hạn chế mất nhựa, thoát nước, giúp cành tươi lâu.
Đầu tiên, người nhân giống cây nên chấm cành giống vào hỗn hợp bùn đã khuấy kỹ (đuổi các khí độc CH4, PH3, PH4...) và tro bếp hoai mục (tro phải ngâm rửa nước sạch 2 - 3 lần để nhả bớt kiềm) theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, cành cần được ngân vào đất màu ẩm, chôn sâu 1/3 -1/2 chiều dài cành giống. Cây cần được che nắng, mưa. Sau 3 -5 tuần, rễ mới sẽ mọc, cây bắt đầu nảy lộc. Khi cây mọc được 3- 4 lá, người trồng cần đánh tạo bầu ra ngoài.
Giống dâm bụt vàng ưa nắng nhưng nên hạn chế để cây dưới nắng gắt quá nhiều. Người trồng cần bón phân hữu cơ hoai mục trộn với NPK (loại có hàm lượng N<10%), bổ sung lân hữu cơ vi sinh và xỉ than nghiền nhỏ theo tỷ lệ 65% + 15% + 10% + 10%). Nếu trồng cây trong bồn, chậu, người chơi hoa phải thông đáy thoát nước và dẫn khí cho cây.
Công dụng của cây
Công dụng của loại thảo dược này được phát hiện lần đầu tiên tại Angola, cùng với hương vị dễ chịu, nó đã trở nên rất phổ biến ở các nước Bắc Phi, Trung Đông và thậm chí ở cả châu Âu. Đây cũng là một loại thảo dược rất phổ biến ở nước ta.
Loài hoa này có nhiều tác dụng về y học mà ít người biết đến. |
Theo Đông y, lá dâm bụt vị nhạt, nhớt, tính bình, có tác dụng làm dịu, an thần, tẩy nhẹ, nhuận tràng, chữa viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đới hạ. Hoa dâm bụt vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng, chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, hồi hộp, đái đỏ. Vỏ rễ dâm bụt vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều kinh, chống ho tiêu viêm, chữa viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc, viêm khí quản, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mất kinh.
20 mẹo hay ho tận dụng trà túi nhiều người không biết (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Trà được coi là thức uống rất phổ biến. Dưới đây là những mẹo cực hay khi sử dụng trà túi không phải ai cũng biết. |