Cả nhà ra nghĩa địa rất sớm chỉ vì thói quen khi rửa bát nhiều người đang mắc mà chẳng ngờ

( PHUNUTODAY ) - Cả nhà ra nghĩa địa rất sớm chỉ vì thói quen khi rửa bát nhiều người đang mắc mà chẳng ngờ - phải tìm hiểu để tránh ngay lập tức.

rua-bat

 

Ngâm bát đĩa lâu trong nước xà phòng

Nhiều bà nội trợ khi thấy xoong, nồi bị bám két do thức ăn cháy liền ngay lập tức ngâm trong dung dịch nước rửa bát pha loãng. Sau một đêm tỉnh dậy, thức ăn đã bở ra dễ dàng được rửa sạch. Việc này khiến hóa chất càng ngấm sâu vào trong bề mặt xoong nồi.

Đặc biệt, bạn không bao giờ được ngâm bát, đũa, nồi,...bằng tre hoặc gỗ vì một khi đã ngấm hóa chất thì không thể nào rửa sạch hết được. Hóa chất sẽ ngấm sâu vào tận thớ gỗ vào bám vào thức ăn khi chế biến.

Đổ nước rửa chén trực tiếp lên chén đĩa

Nhiều người nghĩ rằng đổ trực tiếp dung dịch nước rửa chén đậm đặc lên chén đĩa thì hiệu quả tẩy rửa sẽ cao hơn. Đúng là như vậy, song các nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên đổ nước tẩy rửa trực tiếp lên dụng cụ đựng thức ăn bởi làm như vậy vừa lãng phí mà khả năng sau khi tráng lại bằng nước sạch, lượng hóa chất còn sót lại trên bề mặt chén đĩa nhiều. Khi được tái sử dụng để đựng đồ ăn, các hóa chất còn sót lại trong đó sẽ thôi ra đồ ăn, đi vào cơ thể người, về lâu dài sẽ gây bệnh.

Vì thế lời khuyên cho mọi người khi dùng nước rửa chén, hãy dùng một chiếc khay riêng, hòa một ít dung dịch vào nước, khuấy đều cho sủi bong bóng lên rồi mới sử dụng. Hoặc có thể cho nước rửa chén vào miếng rửa đã thấm nước, vò cho lên bọt rồi mới dùng để cọ rửa.

Dùng xà phòng/bột giặt để rửa chén

Hầu hết thành phần chất hóa học được sử dụng trong xà phòng đều mang độc tính nhiều hơn nước rửa chén, thậm chí còn có một số hóa chất gây ung thư. Khi dùng bột giặt để rửa dụng cụ đựng thức ăn, các hóa chất có thể sót lại trong quá trình rửa và tráng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra bệnh viêm gan, dạ dày, túi mật, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể...

Lưu ý khi sử dụng nước rửa bát

Không dùng nước rửa bát rởm

Nước rửa bát dởm khi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Cụ thể là nếu ăn phải thức ăn đựng trong bát đĩa rửa chưa sạch, chất Natri hiđroxit sẽ tác động xấu đến dạ dày, ăn mòn miệng, làm chức năng của hệ men tiêu hóa của bạn bị suy giảm. Nếu để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất trong nước rửa bát thì sẽ khiến da mỏng đi, dễ bị bào mòn, viêm da.

Trường hợp dùng lâu ngày sẽ dễ bị ung thư da do tế bào da bị phá hủy. Nếu ai hít quá nhiều và thường xuyên chất tạo mùi có trong nước rửa bát sẽ bị ảnh hưởng không tốt đến phổi, hệ hô hấp và hệ thần kinh, lâu ngày có thể bị đau đầu, khó thở, thở gấp.

Ngoài ra, nước rửa bát trôi nổi thường dùng toàn phẩm màu công nghiệp không có nguồn gốc rõ ràng, rất dễ gây ngộ độc nếu không được rửa thật kỹ với nước sạch.

Không dùng xà phòng giặt để rửa chén bát

Vì một lý do nào đó, có thể do nhỡ, chị em nội trợ hồn nhiên lấy bột giặt để rửa bát đĩa với lý do chúng mang tính chất làm sạch như nhau. Đây là một việc làm tai hại bởi các hóa chất có thể sót lại trong quá trình rửa và tráng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra bệnh ung thư, viêm gan, dạ dày, túi mật, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể...

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn