Mua BHYT liên tục 5 năm chớ dại bỏ qua QUYỀN LỢI quá tốt này: Ai không biết quá thiệt thòi

( PHUNUTODAY ) - Các quy định về thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) đã có nhưng thực tế nhiều người bệnh không biết hoặc không biết đầy đủ. Vậy nên, biết được điều này bạn sẽ không còn lo sợ mất quyền lợi khi dùng thẻ BHYT:

 1. Quyền lợi khi mua thẻ BHYT liên tục 5 năm

Theo Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014, từ ngày 1/1/2015, các trường hợp có thẻ Bảo hiểm y tế đã tham gia Bảo hiểm y tế từ đủ 5 năm liên tục kể từ ngày tham gia và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì sẽ được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” và được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho các lần khám chữa bệnh tiếp theo.

Khi được cấp giấy chứng nhận này, người tham gia Bảo hiểm y tế không phải thanh toán phần cùng chi trả 5% hoặc 20% chi phí khám chữa bệnh (chỉ áp dụng đối với trường hợp đi khám chữa bệnh đúng tuyến).

Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.

3-184 (1)

Để được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh khi tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên thì cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên;

– Có số tiền cùng chi trả chi phí chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở;

– Đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến.

Đối tượng được BHYT chi trả 100% gồm:

– Trẻ em dưới 6 tuổi

– Đối với người có công với cách mạng

– Đối tượng đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân

– Đối tượng khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã

– Trong trường hợp tổng chi phí 1 lần khám chữa bệnh thấp hơn 15%mức lương cơ sở

– Đối tượng tham gia BHYT liên tục 5 năm trở lên tính từ thời điểm đi KCB đúng tuyến và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB BHYT lũy kế trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở. Người bệnh có trách nhiệm lưu giữ chứng từ thu phần chi phí cùng chi trả làm căn cứ để cơ quan BXHH cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm”.

4-152

BHYT sẽ chi trả 95% cho các đối tượng sau:

– Đối với người đang hưởng lương hưu, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

– Người thuộc hộ gia đình nghèo

– Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn

– Thân nhân của liệt sỹ (bố, mẹ, vợ, con đẻ)

Đối với các đối tượng tham gia BHYT khác không thuộc đối tượng hưởng trên (bao gồm cả NLĐ tham gia BHYT bắt buộc và tự nguyện) phải đồng chi trả 20%.

Khám, chữa bệnh ở đâu?

Sử dụng thẻ BHYT để khám bệnh, chữa bệnh ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT như:

- Trạm y tế xã và tương đương, nhà hộ sinh.

- Phòng khám đa khoa, chuyên khoa.

- Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa.

Thủ tục xuất trình thẻ BHYT:

Về nguyên tắc, người tham gia BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh.

Trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó. Trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.

Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ quy định có liên quan trước khi ra viện.

Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn